Giải pháp về tăng cường công tác cai nghiện và quản lý sau ca

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 97)

- Công tác tuyên truyền, giáo dục:

3.2.5. Giải pháp về tăng cường công tác cai nghiện và quản lý sau ca

+ Đối tượng cai nghiện: cần xem xét đối tượng cưỡng chế cai nghiện. Nên chăng tất cả những người nghiện đều thuộc đối tượng cưỡng chế cai nghiện không chỉ là người nghiện nặng và nghiên cứu để có chính sách khuyến khích người nghiện tự cai và tự chọn nơi cai nghiện. Xử lý kiến quyết theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng nghiện ma tuý lâu năm, tái nghiện nhiều lần.

+ Thời gian cai nghiện: xem xét để bổ sung qui định về thời gian cai nghiện trong các giai đoạn cho hợp lý và thống nhất ở các cơ sở cai nghiện, kéo dài thời gian phục hồi sau cai nghiện ở các trung tâm lên khoảng từ 4 - 5 năm.

+ Củng cố các trung tâm cai nghiện, đầu tư tu sửa chữa, nâng cấp các cơ sở chữa bệnh hiện nay đang xuống cấp và tiến tới xây dựng các cơ sở y tế chuyên nghiên cứu và chữa trị người nghiện ma tuý; đảm bảo đáp ứng cơ sở vật chất, phương tiện cho các hoạt động chữa bệnh, các sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể thao và các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm lao động xã hội... Nghiên cứu để sớm có một mô hình khép kín, liên hoàn, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình cai nghiện: cắt cơn -> phục hồi sức khoẻ ->giáo dục nhân cách

->dạy nghề, lao động sản xuất -> quản lý lâu dài;

+ Nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô và xây dựng mới các trung tâm lao động xã hội, để đảm bảo tất cả những người nghiện đều được cai nghiện, phục hồi tại các trung tâm, điều đó vừa có tác dụng làm trong sạch địa bàn dân cư, đồng thời là giải pháp để giảm cầu về ma tuý và tiến tới giảm cung về ma tuý

+ Về đội ngũ cán bộ làm việc tại các trung tâm: có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ làm việc tại các trung tâm có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ (về sư phạm, tâm lý, xã hội, đây là những kiên

thức có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn giáo dục, phục hồi nhân phẩm cho người nghiện) theo hướng chuyên nghiệp để khắc phục những bất cập trong công tác cán bộ hiện nay. Đặc biệt phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ công tác tại trung tâm, để họ yên tâm công tác, đồng thời phải có kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ thoái hoá, biến chất tiếp tay cho những hoạt động tiêu cực.

+ Về kinh phí: Đảm bảo việc cấp kinh phí từ đầu năm giúp các hoạt động được chủ động hơn. Kinh phí đầu tư cho cai nghiện còn có quan điểm chưa thống nhất. Chế độ chính sách và kinh phí để thực hiện chế độ cho đối tượng cai nghiện còn vướng mắc chưa khuyến khích cai nghiện tại cộng đồng.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá nhiệm vụ cai nghiện, khuyến khích các hình thức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và tư nhân tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma tuý.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề về ma tuý, các phương pháp và thuốc cai nghiện ma tuý, phục hồi sức khoẻ cho người nghiện; các biện pháp giáo dục, cảm hoá người nghiện.

+ Lồng ghép chương trình cai nghiện, quản lý và tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai ma tuý với chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cai nghiện và phục hồi sau cai là một lĩnh vực công tác mang tính xã hội cao, đòi hỏi không chỉ đơn thuần giải quyết các vấn đề hành chính, luật pháp mà phải kết hợp đồng bộ, thống nhất những yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, nhân đạo và nhân văn.

- Quản lý sau cai:

+ Xây dựng các mô hình cai nghiện liên hoàn, sau khi hết giai đoạn cắt cơn cai nghiện, giai đoạn phục hồi sau cai được chuyển sang khu vực lao

động, học tập hoặc đào tạo nghề và thời giai ở gian đoạn này nên kéo dài từ 4 - 5 năm.

+ Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý sau cai. Việc phối hợp các lực lượng trong công tác quản lý sau cai thiếu chặt chẽ và đến nay chưa có một cơ quan chuyên trách nào phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý sau cai, cần phải có một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm giám sát các đối tượng sau cai, nếu có biểu hiện tái nghiện phải chuyển ngay đối tượng vào các trung tâm cai nghiện và phục hồi (theo kinh nghiệm của Xinhgapore).

+ Tăng cường sự phối kết hợp liên ngành trong việc quản lý sau cai

nghiện, đặc biệt phải đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, của gia đình, của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư và các đoàn thể ở địa phương trong việc giúp đỡ người nghiện tái hoà nhập với công đồng. Quản lý sau cai phải cụ thể, chi tiết, chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong công tác này. Phải giúp đỡ đối tượng sau cai có việc làm chân chính để người nghiện sớm hoà nhập cộng đồng, tránh xa những định kiến xấu về họ. Bên cạnh đó cần phải tạo điều kiện để các đối tượng tham gia vào sinh hoạt ở các tổ chức, đoàn thể như: tổ chức đoàn, tổ chức hội thanh niên...và sinh hoạt văn hoá tinh thần khác nhằm mục đích hướng họ vào các hoạt động có ích và không tiếp tục sa vào tệ nạn ma tuý.

+ Tổng kết và tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng mô hình cai nghiện, các mô hình quản lý sau cai có hiệu quả, để nâng cao hiệu quả quản lý sau cai. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau cai nghiện bảo đảm các đối tượng sau thời gian cai nghiện, phục hồi phải đựơc tổ chức tham gia các chương trình kinh tế - xã hội; quan tâm tổ chức dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo...ổn định đời sống cho đối tượng, giúp người nghiện xoá bỏ mặc cảm, tránh xa ma tuý trở về hoà nhập với cộng đồng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)