Một số quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 80)

- Công tác tuyên truyền, giáo dục:

3.1.1. Một số quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý

Hà Nội về phòng chống tệ nạn ma tuý

3.1.1. Một số quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý phòng, chống tệ nạn ma tuý

Đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, được xác định là nhiệm vụ xã hội bức xúc của toàn Đảng, toàn dân ta, vì thế cho nên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh, tăng cường công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Từ năm 2000 đến nay Các quan điểm cơ bản về phòng chống tệ nạn xã hội

nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng được thể hiện trong Nghị quyết qua các kỳ Đại hội của Đảng, đó là:

Tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta chỉ rõ:

Muốn phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực bất công và các tệ nạn xã hội. Vấn đề này tiếp tục được đề cập đến trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ IX: “Phòng chống đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý. Thực hiện cơ chế, giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục, chữa trị, đào tạo nghề, tạo việc làm. Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội” [19, tr.215].

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng chỉ rõ:

+ Mục tiêu tổng quát: Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mai dâm, ma tuý và HIV/AIDS; xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh.

+ Nhiệm vụ chủ yếu: Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc... từng bước ngăn chặn và giảm tốc độ phát triển bệnh dịch AIDS; tập trung sức cho việc phòng trừ và giải quyết trọng điểm tệ nạn xã hội.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng, từ năm 2000 đến nay Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác phòng chống tệ nạn ma tuý, đó là:

Để kiện toàn bộ máy và tăng cường các cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Ngày 5/6/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 61/2000/QĐ-TTg về việc thành lập Uỷ ban phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo của

Chính phủ về phòng chống các tệ nạn xã hội, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống ma túy và Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS.

Tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội (khoá X), (ngày 9/12/2000), đã thông qua luật phòng, chống ma tuý, Luật phòng chống ma tuý có 8 chương, 56 điều. Đây là sự thể hiện quyết tâm cao độ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma tuý.

Ngày 28/12/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005”.

Mục tiêu chung: Phát động toàn dân đấu tranh chống và đẩy lùi tệ nạn ma tuý. Giải quyết cơ bản tệ nạn nghiện ma tuý trong trường học. Tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai ở gia đình, cộng đồng để hàng năm giảm 10% đến 20 % số người nghiện ma tuý. Phấn đấu năm 2005, cả nước có 60% số xã, phường không có người nghiện ma tuý và tội phạm ma tuý, 70 % cơ quan đơn vị không có người nghiện.

Ngày 10/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma tuý đến năm 2010” với một số nội dung chính sau:

* Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của mọi người trong toàn xã hội về ma tuý, tệ nạn ma tuý và công tác phòng, chống ma tuý, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma tuý để đến năm 2015 cơ bản thanh toán được tệ nạn ma tuý trong cả nước, góp phần phát triển xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý trong khu vực và trên thế giới.

* Nhiệm vụ

Nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của ma tuý, phát huy tính chủ động của mỗi người, tự nguyện cùng với cộng đồng tham gia phòng, chống tệ nạn ma tuý.

Phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý các hành vi vận chuyển ma tuý bất hợp pháp.

Ngăn chặn, phát hiện kịp thời và huỷ bỏ triệt để cây thuốc phiện và cây có chứa các chất gây nghiện khác, không để lưu hành bất hợp pháp các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; kiểm soát chặt chẽ tiền chất, phòng ngừa và ngăn chặn sản xuất trái phép ma tuý từ tiền chất.

Kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện mới, giảm tỷ lệ tái nghiện, phấn đấu đến năm 2010 giảm từ 20-30% số người nghiện ma tuý so với năm 2001; 70% số xã, phường, thị trấn không có người nghiện và tội phạm ma tuý; 90% các cơ quan xí nghiệp đơn vị hành chính, sự nghiệp, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang không có người nghiện ma tuý.

Đa dạng hoá các hình thức cai nghiện ma tuý. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 80% số người nghiện ma tuý được cai nghiện tại các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội.

Ngăn chặn hiện tượng tiêm chích ma tuý, góp phần giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật của người nghiện ma tuý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 80)