Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 94)

- Công tác tuyên truyền, giáo dục:

3.2.2. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục

Trong công tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý, được xác định phòng ngừa là chính, vì vậy, tăng cường, đổi mới nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý phù hợp với trình độ và đặc điểm của địa bàn, đối tượng, làm chuyển biến cho được nhận thức về phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống ma tuý của các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể và của mọi công dân, được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất.

- Về địa bàn, tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn dân cư, trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp...Trong đó cần tập trung vào những địa bàn có đông dân cư lao động, sinh viên, người lao động tỉnh ngoài thuê trọ, những địa bàn có nhiều người nghiện, nhất là các địa bàn trọng điểm, khu vực công cộng, địa bàn giáp ranh của các quận, huyện; xã, phường, thị trấn.

- Về đối tượng, thanh niên vừa là tệ nạn vừa là đối tượng chính của ma tuý do đó các chủ trương chính sách nhằm giảm cung, giảm cầu phải tập trung vào đối tượng thanh niên.

+ Cần tập trung tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh từ tiểu học đến sinh viên, cán bộ, công chức người lao động, học viên đang cai nghiện tại các trung tâm; đặc biệt phải chú ý đến đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc nghiện ma tuý như: gái mại dâm, nhân viên, tiếp viên trong các nhà hàng, khách sạn, vũ trường, những đối tượng lang thang, cơ nhỡ, đối tượng không có việc làm, đối tượng làm nghề tự do, các đối tượng có tiền án tiền sự, các đối tượng trong gia đình có người nghiện; từ đó có ý thức phòng tránh, xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy mạnh phong trào toàn dân lên án, phát hiện, tố giác tội phạm ma tuý.

+ Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội để họ hiểu và nhận thức rõ về trách nhiệm của

mình, từ đó có hành động đúng đắn trong công tác phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục

+ Nội dung tuyên truyền giáo dục phải hướng tới đích là giúp cho mỗi cơ quan, đoàn thể, các cấp, các ngành, gia đình và mỗi công dân hiểu được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác phòng chống tệ nạn ma tuý; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của từng gia đình và cộng đồng về tính cấp bách cũng như tầm quan trọng của công tác phòng chống ma tuý.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý; tình hình tệ nạn ma tuý của cả nước, của Thành phố và của địa phương,

+ Tuyên truyền, giáo dục thường xuyên và sâu rộng về những nguyên nhân, tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý, các biện pháp, kỹ năng và những kiến thức cơ bản về nhận biết người nghiện, về phòng, chống nghiện ma tuý tại gia đình, nhà trường, ở nơi công cộng và cộng đồng dân cư.

+ Tuyên truyền việc xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống mới, có văn hoá; gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" với xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội; xây dựng và nhân rộng các mô hình “gia đình văn hoá”, “Dòng họ văn hoá”, “làng văn hoá” không có tệ nạn ma tuý.

+ Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và gia đình giáo dục đoàn viên, hội viên, con em mình cam kết không mắc nghiện ma tuý.

+ Nêu những địa bàn, tụ điểm, điểm nóng về ma tuý; những vụ việc điển hình vi phạm tệ nạn ma tuý cần được pháp luật xử lý nghiêm minh, công khai trước

công luận. Thông tin về xử lý các vi phạm quy định phòng chống ma tuý ở địa bàn, thông báo rộng rãi kết quả xử lý các đối tượng.

+ Với phương châm giáo dục phòng ngừa là chủ yếu, coi trọng việc biểu dương, tuyên tuyền gương người tốt, việc tốt, những nhân tố điển hình, tích cực, những mô hình hay, những bài học quý trong công tác phòng, chống ma tuý.

- Xây dựng các loaị hình tuyên truyền, giáo dục và vận động

+ Tăng cường tuyên truyền bề rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo, đài mở các chuyên mục để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người; tổ chức các cuộc thi tuyên truyền phòng chống ma tuý trên báo, đài; thường xuyên phát thanh tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên hệ thống loa đài, trên bảng tin, trạm tin xã, phường, thị trấn.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu, tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, họp các tổ dân phố, các thôn, làng để lồng ghép tuyên truyền; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, tổ chức các trò chơi, các triển lãm, giao lưu văn hoá văn nghệ, thể thao gắn với tuyên truyền phòng, chống ma tuý, thi tuyên truyền viên, tình nguyện viên giỏi về phòng chống ma tuý, tuyên truyền.

+ Đưa nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào trong các chương trình giảng dạy chính khoá cho tất cả các học sinh từ bậc tiểu trở lên.

+ Tích cực tuyên truyền trực tiếp, thông qua hoạt động tiếp cận của các lực lượng tình nguyện viên, cộng tác viên, thanh niên tình nguyện, các nhóm giáo dục đồng đẳng để tiếp cận tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền cá biệt cho các thanh niên, các hộ gia đình, những người có nguy cơ cao dễ mắc nghiện. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động giao lưu, tham quan, thực tế tại các trung tâm cai nghiện.

Ban chỉ đạo phòng, chống TNXH ở xã, phường, thị trấn kết hợp chặt chẽ với toà án quận, huyện, thành phố tổ chức xét xử lưu động các tội phạm về tệ nạn ma tuý tại xã, phường, thị trấn để răn đe, giáo dục và tuyên truyền phòng ngừa ma tuý.

Họp dân cư, tổ dân phố để kiểm điểm, phê bình, cảnh cáo hay góp ý cho các đối tượng nghiện ma tuý, tuỳ theo mức độ vi phạm; vận động các đối tượng nghiện ma tuý đi cai nghiện.

Xây dựng và phát triển các trung tâm tư vấn, các dịch vụ hỗ trợ cho công tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý.

- Tăng cường đầu tư cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông;

+ Xem xét cơ chế phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục. Có chế độ thông tin trao đổi, kinh nghiệm về công tác tuyên truyền giáo dục giữa các ngành, các địa phương (có thể có cuộc gặp mặt định kỳ theo tháng hoặc quí trong năm).

+ Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống ma tuý Thành phố trong công tác tuyên truyền, giáo dục. Làm rõ vai trò trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống ma tuý.

+ Nghiên cứu để có những chủ trương, chính sách đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý sao cho công tác này thường xuyên, liên tục và đặc biệt phải phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình) trong công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý, có thể phát sóng miễn phí với một thời lượng thoả đáng và ở các kênh được nhiều người quan tâm, các thông điệp phòng chống ma tuý đối với một số đối tượng đặc thù.

+ Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền, giáo dục, nhất là việc đào tạo để hình thành một đội ngũ đông đảo tuyên truyền viên,

cộng tác viên, các chuyên gia tư vấn ở cộng đồng làm công tác tuyên truyền, tư vấn về phòng chống tệ nạn ma tuý.

+ Xây dựng các bộ tài liệu phòng chống ma tuý, tăng cường cung cấp thông tin; tài liệu mẫu, đồng thời định hướng cho công tác tuyên truyền trong từng thời gian cụ thể. Các sản phẩm truyền thông giáo dục cần được đầu tư nghiên cứu, lựa chọn đảm bảo về nội dung, đa dạng, phong phú, hấp dẫn về hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng trong dân cư.

- Phát huy vai trò của của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng khác, trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma tuý trong thanh niên.

+ Tăng cường tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng chi đoàn, chi hội, cơ sở không có đoàn viên, hội viên mắc vào tệ nạn ma tuý. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, gần gũi giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng một tập thể, thực hiện có kết quả cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, tham gia xây dựng địa bàn dân cư trong sạch, lành mạnh.

+ Phân công trách nhiệm cụ thể của Mặt trận các tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, trong việc phát hiện tệ nạn ma tuý, vận động các đối tượng nghiện đi cai nghiện và giúp đỡ các đối tượng sau cai tái hoà nhập cộng đồng.

- Tăng cường vai trò giáo dục của gia đình trong công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên. Về phương diện giáo dục để phòng ngừa tệ nạn nghiện ma tuý trong mỗi gia đình, cần đặt ra những khuôn phép để con cái thực hiện và thuận tiện trong việc giám sát, kịp thời điều chỉnh hành vi không phù hợp. Đồng thời cha mẹ trong gia đình cũng là những người thầy đầu tiên chỉ bảo cho con những kiến thức cơ bản về ma tuý, cảnh báo những thủ đoạn dụ dỗ và lừa gạt của bọn buôn bán ma tuý và cách phòng tránh cần thiết. Bên cạnh đó gia đình phải giành thời gian để gần

gũi, chăm sóc, định hướng giáo dục cho các con đạo đức, lối sống lành mạnh, biết nói không với ma tuý và sớm phát hiện những biểu hiện khác thường trong đạo đức, lối sống của con em mình. Xây dựng gia đình thành một pháo

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)