Những hạn chế, tồn tại:

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Qua nghiên cứu thực tế công tác phòng, chống tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên Hà Nội còn một số tồn tại đó là:

- Về công táclãnh đạo, chỉ đạo:

Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền: Nhận thức

của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp về trách nhiệm trong công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý chưa cao, còn thiếu sự nhất quán. Trong lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa kiên quyết, thiếu sâu sát và triệt để hoặc đổ lỗi cho cơ chế thị trường, hoặc đổ lỗi cho những nguyên nhân khách quan. Các cấp uỷ đảng chưa thường xuyên, hoặc định kỳ chỉ đạo cơ quan các cấp chính quyền báo cáo và cho ý kiến cụ thể về các hoạt động phòng, chống tệ nan ma tuý, chưa quy rõ trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực

thi nhiệm vụ phòng, chống ma tuý, vì vậy, chưa xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm cụ thể mà thường đổ lỗi chung cho tập thể.

Một số cấp chính quyền còn buông lỏng quản lý về mặt xã hội, chưa nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phòng chống tệ nạn xã hội với công tác quản lý xã hội. Công tác quản lý địa bàn, quản lý hộ khẩu nhiều nơi còn buông lỏng và bỏ trống trận địa để xảy ra tình trạng buôn bán lẻ ma tuý hoạt động công khai, nhiều tụ điểm phức tạp chậm được giải quyết. Địa bàn không trong sạch, môi trường xã hội phức tạp là một trong những nguyên nhân đẩy lớp trẻ vào con đường nghiện ngập.

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể chưa kiên quyết, bền bỉ, chưa làm hết trách nhiệm, chưa làm đủ tầm, chưa huy động được sức mạnh của toàn dân, của mọi lực lượng vào cuộc đấu tranh, chính vì vậy mà hiệu quả đạt được còn thấp.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn ma tuý còn thiếu, một số cán bộ năng lực còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đặc biệt là cán bộ phòng chống tệ nạn ma tuý ở cấp cơ sở chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, vừa thiếu, vừa yếu và thường xuyên biến động.

Thứ ba, hệ thống các văn bản về phòng, chống ma tuý còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế; hệ thống các văn bản pháp luật về xét xử các tội phạm ma tuý chưa được hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc xét xử nghiêm minh, giảm yếu tố răn đe, ngăn ngừa tội phạm, làm cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng ma tuý gia tăng. Ngoài ra, đối với các vụ án ma tuý để đi đến quyết định phá án, một yêu cầu rất quan trọng là phải lấy được mẫu chất ma tuý (thường là phải bỏ tiền ra mua) để xác định xem có phải là ma

tuý không, bởi nếu là ma tuý giả thì coi như đối tương không phạm tội. Trong khi đó các quy định của pháp luật lại không cho phép các cơ quan chức năng làm việc này.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục:

Công tác tuyên truyền tuy đã đạt những kết quả nhất định, song so với yêu cầu của công tác phòng, chống ma tuý và trước diễn biến phức tạp của tình hình ma tuý thì công tác này chưa đủ mạnh để thực sự là biện pháp phòng ngừa cơ bản trong phòng, chống ma tuý. Công tác tuyên truyền giáo dục chưa làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân thấy hết được tính chất phức tạp, khó khăn, nguy hiểm của tệ nạn ma tuý, chưa coi tội phạm ma tuý như kẻ thù của của con người, của nhân loại và thấy hết được trách nhiệm của mỗi chủ thể trong cuộc đấu tranh này, thường có tâm lý ỷ lại, hoặc ngại việc, tránh việc, coi phòng, chống ma tuý là của cơ quan công an, của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, của các cơ quan đoàn thể...

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)