Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của Thành phố

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

đến công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý

2.1.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội của Thành phố Thành phố

- Về đặc điểm tự nhiên:

Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20o

53, đến 21o

23, vĩ độ bắc và từ 105o

44, đến 106o

02, kinh độ đông. Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Thái Nguyên và Tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông tiếp giáp với Tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, Phía Tây và phía Nam tiếp giáp với Tỉnh Hà Tây. Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn gồm 9 quận và 5 huyện với 125 phường, 99 xã và 5 thị trấn; diện tích tự nhiên hơn 920 km2 và dân số trên 3 triệu người. So với cả nước diện tích tự nhiên của Hà Nội bằng 0,28% và dân số bằng 3,74%.

Hiện nay cũng như trong tương lai, Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cả về đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Từ Hà Nội thông qua các trục đường bộ, quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 3, quốc lộ 18, quốc lộ 23, quốc lộ 32; có đường sắt Thống nhất Bắc Nam, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng; qua trục đường sông và qua đường hàng không với cảng hàng không Nội Bài, trực tiếp nối Hà Nội với biên giới phía Bắc, với các tỉnh phía Nam, với vùng biển đông, với Lào, Campuchia và các nước trên thế giới. Với vị trí là đầu mối của các hệ thống giao thông quan trọng, đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo

điều kiện để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hoà nhập vào qúa trình phát triển năng động của vùng chảo Đông Á- Thái Bình Dương.

- Về đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội:

Hà Nội có địa chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Pháp lệnh Thủ đô (ngày 11/01/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ: “Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước”.

Hà Nội là nơi tập trung trí lực của một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trên địa bàn Thành phố (tính đến tháng 12/2003) có 47 trường đại học, cao đẳng với 383.207 sinh viên; 37 trường trung học chuyên nghiệp với 31.856 sinh viên; 21 trường công nhân kỹ thuật với 16.40 sinh viên và trên 100 viện nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và nghiên cứu chuyên ngành.

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hà Nội là trung tâm có sức hút và sức lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có tới 800 doanh nghiệp nhà nước, hơn 12.000 doanh nghiệp thuộc khác thành phần kinh tế khác đang hoạt động và 484 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang được triển khai. Tổng sản phẩm quốc nội chiếm 9,5% tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) cả nước, tốc độ tăng GDP hàng năm xấp xỉ 11,1%, GDP bình quân đầu người là 15,9 triệu đồng, đứng thứ hai và gấp 2 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.

Cùng với phát triển kinh tế, về văn hoá xã hội Hà Nội có những thành tựu đáng kể. Quy mô, chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và mở rộng ở một số bậc học, ngành học, là Thành phố đầu tiên của cả nước hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Lao động, việc làm đã có những bước chuyển mới, trong ba năm 2001 - 2003 đã giải quyết việc làm cho trên 18 vạn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị hàng năm có xu hướng giảm, năm 1999 là 8,96%, năm 2000 là 7,95% và năm 2003 còn 6,8%.

Hà Nội đồng thời là trung tâm văn hoá lớn của cả nước, là nơi hội tụ những luồng văn minh, trí thức của cả dân tộc. Trong lòng người Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội luôn xứng đáng là đất ngàn năm văn hiến và thủ đô anh hùng. Từ những giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam, của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, đã hình thành nên di sản văn hoá Việt Nam nói chung và di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Với đặc trưng văn hoá đó, đã tạo cho Hà Nội và con người Hà Nội nét hào hoa, thanh lịch rất đáng trân trọng:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Đánh giá chung:

- Thuận lợi: Hà Nội là Thành phố nằm hai bên bờ sông Hồng, trên một vùng đồng bằng trù phú nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí địa lý đẹp thuận lợi để trở thành trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Nghị quyết 15 - NQ/TW ngày 15/12/200 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010 đã

khẳng định: “Hà Nội là trái tim cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Thủ đô Hà Nội có vinh dự lớn, đồng thời có trách nhiệm hết sức nặng nề”.

- Khó khăn, bên cạnh thuận lợi đó Hà Nội có những khó khăn, thách thức:

+ Diện tích tự nhiên của Hà Nội bằng 0,28% và dân số bằng 3,74% so với cả nước- Hà Nội luôn được mệnh danh là thành phố đất chật người đông, đó là một khó khăn thách thức rất lớn trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển Hà Nội.

+ Là Thành phố đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên tốc độ đô thị hoá, kéo theo tốc độ tăng dân số về mặt cơ học và hình thành các khu vực dân cư phức tạp.

+ Dân số tăng nhanh, lao động chưa qua đào tạo còn cao (chiếm 64%), vì vậy, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước (7,39%), ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

+ Điều kiện giao thông thuận tiện là thuận lợi cho Hà Nội trên đường phát triển, song ở vị trí đó Hà Nội chịu sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường vào rất lớn; là địa bàn có nhiều loại tệ nạn xã hội hoạt động, là địa bàn trung chuyển, tập kết ma tuý.

+ Là trung tâm văn hoá, Hà Nội có điều kiện thiếp thu tinh hoa văn hoá của cả nước, của khu vực và trên thế giới, song Hà Nội đang phải đối đầu với những mặt trái, mặt tiêu cực, những ấn phẩm đồi truỵ, những lối sống không lành mạnh đang tràn vào làm mai một những giá trị văn hoá truyền thống của người Thăng Long.

Trên đây là những thuận lợi và những khó khăn thách thức của Hà Nội trên con đường phát triển, đặc biệt là trên lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)