Tầm quan trọng của phòng chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 42)

cầu về phẩm chất chính trị (lý tưởng, đạo đức, lối sống, hoài bão ...); yêu cầu về trình độ (trình độ học vấn, nghề nghiệp, văn hoá ...); yêu cầu về sức khoẻ (sức khoẻ thể chất và tinh thần)...Những yêu cầu đó đều hướng tới xây dựng được lớp thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên”, lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt động của xã hội, những trí thức uyên bác, chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, những văn nghệ sỹ tài năng và những người lao động giỏi.

Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với thanh niên rất cao, song thực tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng thanh niên chưa đáp ứng được. Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, còn nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra và một trong những khó khăn đó là tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên đang có xu hướng gia tăng với quy mô, mức độ, tính chất ngày càng phức tạp. Làm thế nào đưa lớp trẻ thoát khỏi vòng vây của ma tuý? vẫn là câu hỏi lớn, là vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm nghiên cứu và giải quyết.

1.2.3. Tầm quan trọng của phòng chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên thanh niên

- Một số vấn đề cơ bản về tệ nạn ma túy: Khái niệm về ma tuý:

Ở Việt Nam, thuật ngữ “ma tuý” mới xuất hiện cách đây vài chục năm, bằng việc phiên âm tương đương của tiếng Hán, được dịch nguyên nghĩa từ tiếng Anh “narcoticdrug”. Ban đầu, trong dân gian cũng như trong các văn bản tài liệu thường dùng từ “thuốc phiện” (lúc bấy giờ người ta chỉ biết có

thuốc phiện” là một chất gây nghiện). Về sau, nhất là hiện nay các chất gây nghiện xuất hiện ngày càng nhiều, rất đa dạng (theo thống kê có hơn hàng trăm loại chất gây nghiện khác nhau) nên cụm từ ma tuý được dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung. Theo gốc Hán - Việt thì “ma tuý” có nghĩa: làm cho mê mẩm.

Có thể nói hiện nay chưa có khái niệm thật đầy đủ về ma tuý, tuỳ theo gốc độ tiếp cận và chuyên môn mà người ta đưa ra những khái niệm về ma tuý khác nhau. Dưới đây xin nêu một số khái niệm về ma tuý thường hay đ- ược sử dụng:

Các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý của Liên hợp quốc cho rằng: Ma tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và trí tuệ làm con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho cá nhân và cộng đồng [2, tr.7-8].

Các chuyên gia nghiên cứu về ma tuý Việt Nam cho rằng: Ma tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

Theo bộ luật hình sự của Quốc Hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 21-12-1999, trong đó quy định các tội phạm ma tuý đã chỉ rõ: Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây coca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tơi; heroin, cocain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Luật phòng, chống ma tuý được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09-12-2000:

+ Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành.

+ Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

+ Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây cần sa, hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do chính phủ quy định...

Như vậy, dù đứng dưới gốc độ dược học, hoá học, hay luật học và đựơc diễn tả bằng các cách khác nhau, nhưng đều có điểm chung nhất, đó là ma tuý là chất độc hại đối với sức khoẻ và cơ thể con người

- Nghiện ma tuý:

Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ và thống nhất về “nghiện

ma tuý”, một số người quan niệm nghiện ma tuý như nghiện thuốc lá, nghiện

rượu, là do thói quen...

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO thì nghiện ma tuý là một trạng thái nhiễm độc chu kỳ hoặc mãn tính, gây hại cho cá nhân và xã hội do dùng lặp lại một chất ma tuý tự nhiên hoặc tổng hợp.

Theo quan điểm giải quyết tệ nạn xã hội, nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội làm tổn hại đến sức khoẻ, nhân cách, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội.

Tóm lại: chúng ta có thể hiểu, nghiện ma tuý là người thường xuyên sử

dụng lặp đi, lặp lại một hay nhiều chất ma tuý dẫn đến nhiễm độc chu kỳ, hay mãn tính, khiến cho tinh thần, thể chất và tâm lý hoàn toàn phụ thuộc vào các chất ma tuý; làm tổn hại đến sức khoẻ, nhân cách, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội.

- Tầm quan trọng của công tác phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên:

Thứ nhất: để ngăn chặn tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý đối với thanh niên, góp phần xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Tại Hội nghị phòng, chống ma tuý do Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 4 năm 1994 đã khẳng định: hiểm hoạ ma tuý đang lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, đang đầu độc nhân loại. Thực tế ở Việt Nam và Thành phố Hà Nội cho thấy tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý đối với con người và xã hội là rất lớn:

+ Tác hại đến sức khoẻ người nghiện: ma tuý là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh tật huỷ hoại sức khoẻ người nghiện, nghiện ma tuý sẽ dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể, gây ra rối loạn từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân của người nghiện như: hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, các bệnh về da, suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh. Suy nhược toàn thân dẫn đến suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Người nghiện ma tuý tuổi thọ thấp, thường chết ở độ tuổi 30 -50 tuổi, những trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống: Những người nghiện ma tuý, các hóc môn sinh dục bị suy giảm dẫn đến giảm nhu cầu tình dục, giảm khả năng sinh sản, hoặc sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma tuý dễ dẫn đến sảy thai, thai lưu, để non, suy dinh dưỡng bào thai, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ... Những người nghiện ma tuý luôn là đối tượng có nguy cơ cao về nhiễm HIV/AIDS, tại Hà Nội hơn 70% người nhiễm HIV là người nghiện ma tuý.

+ Ma tuý làm thay đổi nhân cách người nghiện: ma tuý làm thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi về nhân cách. Họ thường xa lánh các sinh hoạt tập thể lành mạnh như: học tập, vui chơi, lao động, văn

hoá, thể thao..., thường hay lười biếng, cáu gắt, hay nói dối và thích chơi với bạn xấu

+ Làm tổn thất đến tình cảm và hạnh phúc gia đình: do tính tình người nghiện ma tuý hay thay đổi và do mẫu thuẫn về đạo đức, lối sống, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình, họ hay gây gổ, lừa dối, dẫn đến tình cảm bị rạn nứt, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Các vụ ly hôn vì nguyên nhân chồng hoặc vợ nghiện ma tuý luôn chiếm tỷ cao trong các vụ ly hôn, theo thống kê của Sở Tư pháp Hà Nội chiếm khoảng 38 - 42% số vụ ly hôn.

+ Gây mất trật tự an toàn xã hội: Nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội, gây nên hậu quả nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và nỗi lo lắng, sợ hãi của cộng đồng dân cư. Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn cho biết: 2/3 tổng số các vụ vi phạm trật tự công cộng là do các đối tượng nghiện ngập ma tuý, hoặc có liên quan đến ma tuý gây nên; theo số liệu của ngành công an thì 70% đối tượng nghiện ma tuý có liên quan đến trộm cắp, 40% các vụ trọng án có liên quan đến ma tuý. Ở Hà Nội số người nghiện có tiền án, tiền sự chiếm 66%. Tệ nạn nghiện ma tuý còn liên quan chặt chẽ đến các tệ nạn xã hội khác như mại dâm, cờ bạc, buôn bán ma tuý...

+ Làm ảnh hưởng đến nền kinh tế:

Hậu quả trực tiếp: người nghiện nhẹ trung bình mỗi ngày dùng 50.000 đồng để mua ma tuý, người nghiện nặng trung bình khoảng 100.000 đồng, ở thành phố Hà Nội có khoảng 15.000 người nghiện thì mỗi năm tiêu tốn ít nhất khoảng 280 tỷ đồng. Chi phí điều trị cắt cơn, cai nghiện rất tốn kém, theo chi phí hiện nay bình quân một người hết 1.200.000 đồng, nếu Hà Nội tổ chức cai hết cho 15.000 người nghiện Thành phố phải chi khoảng 18 tỷ đồng/năm. Ngoài ra chưa kể chi phí để xây dựng các trung cai nghiện và chi phí cho tổ chức, bộ máy và các hoạt động khác của các trung tâm.

Hậu quả gián tiếp: ngoài những hậu quả trực tiếp về kinh tế, ma tuý còn gây ra hàng loạt những thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu như: suy giảm lực lượng lao động của gia đình, xã hội cả về số lượng và chất

lượng, thu nhập quốc dân giảm trong khi chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế xã hội lại tăng; đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng theo hướng bất lợi do các nhà doanh nghiệp ngại đầu tư vào những nước có tỷ lệ người nghiện cao...

Tóm lại: Nghiện ma tuý là tấm thảm kịch đối với mỗi cá nhân con người, gây hậu quả tác hại đến sức khoẻ, cuộc sống, nhân phẩm, khả năng lao động và học tập của người nghiện. Ma tuý huỷ hoại hạnh phúc gia đình, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp. Người nghiện ma tuý được coi là đã trượt xuống vực thẳm của sự suy đồi, tự huỷ hoại bản thân mình. Ma tuý còn là ma lực huỷ hoại cả cộng đồng. Ma tuý vừa là sản phẩm vừa là nguồn gốc phát sinh tội ác, là một thứ dịch bệnh làm khuynh đảo cả thể chế quốc gia, gieo rắc tham nhũng gây mất ổn định xã hội. Những người nghiện ngập và buôn bán ma tuý trên thế giới và ngay ở chính Việt Nam đang làm cho đời sống xã hội chao đảo, mất ổn định, hàng chục ngàn gia đình rơi vào cảnh nghèo nàn, khốn khổ, tội lỗi.

Hậu quả của tệ nạn nghiện ma tuý gây ra cho xã hội là hết sức to lớn cả về bề rộng lẫn bề sâu, bởi vậy đấu tranh, ngăn chặn tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên nói chung và thanh niên Hà Nội nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô văn minh, giàu đẹp.

Thứ hai: Phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý là góp phần xây dựng bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội đó là vì con người, giải phóng con người, giải phóng nhân loại. Mục tiêu cao cả mà công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải làm là: giải quyết thực hiện mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, giữa con người và con người, là xây dựng một chế độ xã hội văn minh, công bằng không còn hiện tượng người bóc lột người, không còn hiện tượng con người bị tha hoá, mọi người đều bình đẳng, đều có quyền hưởng tự do và có cuộc sống hạnh phúc. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã coi một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới đó là - chế độ xã hội mà giai cấp vô sản cách mạng có sứ

mệnh phải xây dựng thành công là giải phóng con người. Trong quan niệm của các ông, ý nghĩa lịch sử, mục tiêu cao cả của tiến bộ xã hội là ở chỗ phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ mọi sự tha hoá khỏi cuộc sống con người.

Ngày nay, chúng ta thấu hiểu điều này một cách sâu sắc hơn và từ đó đã xuất hiện tư tưởng về sự phát triển con người bền vững - càng phát triển con người càng được giải phóng hơn cả về năng lực sinh thể và cả về năng lực tinh thần. Vấn đề là ở chỗ chỉ riêng hiệu quả kinh tế và các tiện nghi đời sống vật chất chưa phải là mục đích của sự phát triển, mà mới chỉ là phương tiện và cơ sở để để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội. Việc tạo lập những điều kiện công bằng, cơ hội làm việc tốt nhất, khả năng phát triển hài hoà về mặt tinh thần...đối với tất cả mọi người là chiều hướng căn bản của sự phát triển xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu và khát vọng chân chính của con người.

Tệ nạn nghiện ma tuý như đã phân tích ở trên, nó gây hậu quả nghiêm trọng đến các mặt của đời sống xã hội, tệ nạn ma tuý đang trực tiếp đánh vào tính ưu việt, vào bản chất tốt đẹp của xã hội ta. Vì vậy, để xây dựng xã hội tốt đẹp, làm cho xã hội thoả mãn ngày càng đầy đủ những giá trị vật chất, tinh thần, con người được sống trong tự do bình đẳng, bác ái, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với tệ nạn nghiện ma tuý, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh giúp thế hệ trẻ có điều kiện và môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách.

Tóm lại, qua nghiên cứu và luận giải ở trên chúng ta khẳng định rằng,

nguồn lực con người nói chung và nguồn lực thanh niên nói riêng là một trong những nguồn lực quan trọng và quý giá nhất; là nguồn lực có vị trí quyết định đối với sự phát triển đi lên của quốc gia, dân tộc, “nước nhà thịnh hay suy; yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên”. Song thực tế hiện nay, nguồn nhân lực trẻ của chúng ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức, tệ nạn ma tuý đang tấn công trực tiếp vào thanh niên, vào nguồn lực

quan trọng, quý giá của quốc gia, dân tộc, làm băng hoại và suy thoái nguồn nhân lực trẻ của chúng ta; vì vậy, việc đẩy lùi, ngăn chặn tệ nạn nghiện ma tuý trong thanh niên đang là vấn đề cấp thiết để góp phần từng bước đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn lực thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng, chống tệ nạn nghiện ma túy trong thanh niên Hà Nội ở giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)