Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 93)

C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chố

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

b) Nguyên nhân khách quan:

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

-Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung

Để nâng cao chất lượng kết quả XHTD Agribank cần thực hiện hướng tới nâng cao khối lượng và chất lượng các nguồn thông tin đầu vào.

+Để tăng cường khối lượng, nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu nội bộ, những thông tin liên quan đến khách hàng phải được nhanh chóng khai báo, đảm bảo chính xác, kịp thời và thông suốt trong toàn hệ thống. Do đó, Agribank cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung bằng cách thiết lập mối liên hệ chặt chẽ về thông tin giữa hội sở chính với các chi nhánh và phòng giao dịch. Cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng cho phép mọi người sử dụng có thể truy cập hệ thống để khai thác thông tin phục vụ xếp hạng tín dụng theo đúng thẩm quyền của mình. Việc khai báo thông tin của các cán bộ cần được quán triệt chuẩn hoá ngay từ bước đầu; xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ việc cấp quyền cũng như việc sửa đổi thông tin trên hệ thống.

+Agribank cần đa dạng hoá nguồn thông tin bằng việc lấy thông tin từ nhiều nguồn: nguồn thông tin trực tiếp do khách hàng cung cấp; thông tin từ các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê và các đầu mối cung cấp thông tin quan trọng như CIC, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban vật giá Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các tổ chức hiệp hội ngành nghề,… để tạo nguồn thông tin không chỉ về tín dụng mà còn gồm cả thông tin thị trường; thông tin ngành nghề, thông tin địa bàn, … trên cơ sở đó điều chỉnh các chỉ tiêu thường xuyên cho phù hợp với từng thời kỳ, đồng thời cung cấp những thông tin mang tính chất cảnh báo, hoặc chiến lược cho các Chi nhánh.

-Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá lại bộ chỉ tiêu

Agribank cần thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các khó khăn vướng mắc từ Chi nhánh về hệ thống xếp hạng tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời

+Cần bồ sung chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm tín dụng bằng tài sản đối với khách hàng là doanh nghiệp. Mặc dù đối với doanh nghiệp lớn thì tài sản bảo đảm

cũng không còn hoặc không có giá trị khi doanh nghiệp gặp khó khăn, tuy nhiên hiện nay ngoài 2 Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì hầu như các tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng và là nguồn thu chính khi doanh nghiệp gặp khó khăn không có khả năng thanh toán. Do vậy đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu vào việc đánh giá tài sản bảo đảm vào việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: Khả năng phát mại, Tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên dư nợ…

+Ngành kinh tế: Mỗi ngành kinh tế có một bộ chỉ tiêu chẩm điểm khác nhau vì vậy việc lựa chọn đúng ngành kinh tế có ảnh lớn đến kết quả xếp hạng tín dụng.

Hiện tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã xây dựng được vài năm, vì vậy Agribank cần rà soát và tiến hành nâng cấp hệ thống để đảm bảo các trọng số rủi ro và các yếu tố rủi ro sử dụng cho phương pháp xếp hạng phù hợp với hồ sơ rủi ro của các khách hàng theo các phân khúc thị trường khác nhau như các tập đoàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khoản vay cá nhân và hộ sản xuất; đánh giá lại điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng được chính xác phục vụ tốt cho việc phân loại nợ, trích lập DPRR đồng thời thực hiện tốt chính sách khách hàng và quản trị rủi ro hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 93)