Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 79)

C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chố

a)Nguyên nhân chủ quan

- Công tác thu thập và xử lý thông tin còn nhiều bất cập.

Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Agribank mặc dù đã có nhiều cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác XHTD nội bộ. Với nguồn thông tin chủ yếu dựa vào thông tin trên hồ sơ của khách hàng gửi đến trong khi các nguồn thông tin như trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các nguồn thông tin bên ngoài (như cơ quan thuế, hải quan...) và thông tin đại chúng (như sách, báo, tạp chí chuyên ngành ...) chưa được khai thác đúng mức.

Ngoài ra, Agribank cũng chưa xây dựng được một hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng cũ để phục vụ công tác xếp hạng. Điều này làm cho các cán bộ thực hiện chấm điểm, đặc biệt là các cán bộ mới gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu thập và xử lý thông tin. Nếu ngân hàng có dữ liệu lưu trữ về khách hàng thì sẽ đỡ mất thời gian khi xem lại hồ sơ trước đó và các thông tin của khách hàng sẽ được cung cấp chính xác, đầy đủ trong thời gian nhanh nhất.

- Yêu cầu khối lượng công việc, thông tin quá lớn và rất phức tạp

Việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng được thực hiện đối với tất cả các khách hàng có quan hệ cấp tín dụng với Agribank nơi cho vay, trong khi quy mô của Agribanhk lớn và số lượng khách hàng nhiều, việc thực hiện chấm điểm, xếp hạng được thực hiện hàng quý vì vậy khối lượng công việc của người chấm điểm (CBTD) là rất lớn.

Agribank chưa xây dựng được bộ phận hỗ trợ chuyên trách xếp hạng tín dụng các đơn vị như: cập nhật các thông tin về ngành, giải đáp các vấn đề khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác xếp hạng tín dụng.

- Kết quả chẩm điểm, xếp hạng phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực và ý kiến chủ quan của người thực hiện xếp hạng

Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng do chính cán bộ tín dụng quản lý khoản vay đó thực hiện. Hơn nữa chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm điểm vì vậy kết quả chấm điểm phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của CBTD và chưa phản ánh chính xác rủi ro tín dụng của khách hàng.

- Hiện nay hệ thống XHTD còn một số bất cập như:

+Chỉ tiêu vẫn chưa chính xác : Hiện nay báo cáo Quý thường không có kiểm toán, tuy nhiên nếu có báo cáo quý nhập vào mà chọn không kiểm toán thì tổng điểm của doanh nghiệp sẽ bị trừ sấp sỉ 4 điểm do hệ thống hiểu điểm tài chính năm cũng không được kiểm toán.

+Thiếu nhiều màn hình hỗ trợ nhập xuất thông tin sang Excel; kiểm tra, rà soát việc thực hiện chấm điểm, XHTD.

+Ngành nghề giữa hệ thống IPCAS và RMS khác nhau, trên IPCAS phân ngành theo quyết định về phân ngành của Thủ tướng Chính phủ gồm 24 ngành nghề, trong khi RMS phân 34 ngành nghề vì vậy ngành nghề có thể không đồng nhất có thể dẫn đến sai lệch và khó kiểm tra.

+Bộ chỉ tiêu được xây dựng dựa trên phương pháp chuyên gia, hệ thống được xây dựng từ năm 2006-2007 vì vậy có rất nhiều chỉ tiêu, trọng số rủi ro hiện nay không còn phù hợp,

- Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của Hệ thống XHTD chưa cao

Hiện nay do một số cán bộ vẫn chưa nhận thức sâu về vai trò và tầm quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng mà chỉ đơn thuần là để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Vì vậy việc chấm điểm, xếp hạng chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Hơn nữa việc phân loại nợ chưa thực hiện đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân vì vậy việc chấm điểm đối với đối tượng này chỉ mang tính hình thức không được kiểm tra, kiểm soát đầy đủ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại agribank chi nhánh huyện tiên du bắc ninh (Trang 79)