Phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị chiến lược (Trang 63)

Điểm khởi đầu của đánh giá vị trí tài chính của công ty là tính toán và phân tích năm tiêu thức cơ bản của hệ thống tài chính: luân chuyển, đòn bẩy, hoạt động, năng lực lợi nhuận, và tăng trưởng.

Các chỉ số luân chuyển đưa ra những đo lường về năng lực của công ty trong việc đáp ứng với những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của nó. Bao gồm hai chỉ số cơ bản:

Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh

63

Các chỉ số đòn bẩy (các chỉ số về đòn cân nợ) đưa ra biểu thị về rủi ro tài chính của công ty, cho thấy phạm vi được tài trợ bằng các khoản nợ của công ty bao gồm.

Chỉ số nợ trên toàn bộ tài sản. Chỉ số nợ trên vốn cổ phân thường

Chỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay.

Các chỉ số hoạt động phản ảnh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty. Bao gồm:

Chỉ số về số vòng quay tồn kho. Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn Chỉ số vòng quay vốn cố định Kỳ thu tiền bình quân

Các chỉ số năng lực lợi nhuận đưa ra những thông tin biểu thị hiệu quả chung về quản lý, cho thấy lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ và do đầu tư. Bao gồm:

Lợi nhuận biên tế gộp. Lợi nhuận biên tế hoạt động . Doanh lợi của toàn bộ vốn (ROA). Doanh lợi của cổ phần thường (ROE). Lợi nhuận cho một cổ phần.

Các chỉ số tăng trưởng cho thấy khả năng duy trì vị trí kinh tế của công ty trong mức tăng trưởng của nền kinh tế và của ngành. bao gồm:

Tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu. Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận.

Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cổ phần hàng năm. Tỷ lệ tăng trưởng tiền lãi cổ phần.

Chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần.

Việc phân tích chi tiết các chỉ số có thể mang lại những sáng tỏ quan trọng đối với các vấn đề như cấu trúc của chi phí quản lý cố định, năng lực để tăng vốn, sự phù hợp của vốn lưu động và dự trữ, và hiệu suất của việc sử dụng tài sản. Phân tích chỉ số dựa trên sự phán quyết và sự diễn đạt có cơ sở. Ví dụ những chuẩn mực của ngành, so sánh các chỉ số của chương trình với các chỉ số tương ứng của các nhà cạnh tranh chính, những hoàn thiện hoặc suy giảm của những chỉ số chủ yếu theo thời gian là những yếu tố đầu vào quan trọng cho việc đánh giá vị thế cạnh tranh của công ty .

Các nhà quản trị có thể thấy rõ được vị thế tài chính chung của công ty bằng việc phân tích vị thế của dòng tiền. Sự thật là lợi nhuận không phải luôn luôn tạo ra sự hoàn thiện vị thế dòng tiền. Ví dụ, một chính sách tín dụng tự do có thể dẫn tới việc tăng lợi

64

nhuận từ doanh số. Tuy nhiên, sự chậm chễ hoặc thu không đủ các khoản phải thu có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và dài hạn của nó. Kinh nghiệm chung là tất cả những sự tham gia tài chính dài hạn và ít nhất một bộ phận của sự tham gia tài chính ngắn hạn phải phù hợp với những nguồn vốn dài hạn - nghĩa là vốn cổ đông hoặc nợ dài hạn - để tránh những vấn đề nghiêm trọng của vấn đề thiếu tiền theo thời gian. Nói cách khác sẽ là dại dột khi sử dụng những khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho những khoản đầu tư dài hạn.

Trong rất nhiều trường hợp chiến lược tài chính của công ty được xác định trên cơ sở chiến lược chung của công ty. Công ty thường mua lại một phần lớn cổ phần của nó để tránh khả năng bị thôn tính. Những việc mua lại này có thể đòi hỏi công ty cắt giảm ngân sách hoạt động, làm chậm lại các hoạt động nghiên cứu phát triển, trì hoãn các khoản đầu tư, và sắp xếp lại các khoản vay mượn. Tình huống này minh hoạ sự cần thiết của việc hiểu biết các thông tin và các hệ số tài chính trong bối cảnh của toàn công ty.

• Giá của các nguồn vốn so với chuẩn mực của ngành và các nhà cạnh tranh chủ yếu. • Năng lực cho việc gia tăng thêm vốn cho các hoạt động hiện tại cũng như cho sự tăng

trưởng và thôn tính.

• Các chỉ số luân chuyển so với chuẩn mực của ngành và các nhà cạnh tranh chủ yếu. • Các chỉ số đòn bẩy so với chuẩn mực của ngành và các nhà cạnh tranh chủ yếu. • Các chỉ số hoạt động so với các chuẩn mực của ngành và các nhà cạnh tranh chủ yếu. • Các chỉ số năng lực lợi nhuận so với các chuẩn mực của ngành và các nhà cạnh tranh

chủ yếu.

• Các chỉ số về mức tăng trưởng so với chuẩn mực của ngành và so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

• Những quan hệ với những người cho vay và với cổ đông. • Chính sách chia lãi cổ phần.

• Sự thích hợp của vốn và nguồn vốn.

Hình 4.6. Phân loại các nguồn lực tài chính của công ty

Viêc phân tích các chỉ số tài chính cũng như được trình bày ở phần trên đóng vai trò bổ sung rất quan trọng trong quá trình phân tích nội bộ. Tuy nhiên, phân tích tài chính tự nó cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, các chỉ số tài chính được tính toán dựa trên những số liệu kế toán và hoạt động của công ty khác nhau về cách tính mức khấu hao, giá trị hàng tồn kho, chi phí nghiên cứu phát triển, tiền trợ cấp, liên doanh liên kết và thuế . Ngoài ra các yếu tố thay đổi theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ số so sánh. Vì vậy, sự tuân thủ theo các chỉ số hỗn hợp của ngành cũng không có nghĩa là công ty hoạt động bình thường hay nó được quản lý tốt. Cũng tương tự như vậy, sự xa rời các chỉ số trung bình của ngành cũng không phải luôn luôn chỉ ra rằng công ty đang hoạt động thật tốt hay không tốt. Chẳng hạn, chỉ số quay vòng tồn kho cao có thể cho thấy khả năng quản lý hàng tồn kho hiệu quả, và tình hình vốn luân chuyển tốt nhưng cũng có thể

65

cho thấy rằng công ty đang thiếu hàng dự trữ một cách nghiêm trọng và tình trạng vốn luân chuyển đang xấu. Điều quan trọng cần thấy rằng điều kiện tài chính của một công ty không chỉ phụ thuộc vào các chức năng tài chính, mà còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: (1) quản lý, marketing, vận hành, nghiên cứu và phát triển, và các hệ thống thông tin; (2) hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhà phân phối, các chủ nợ, khách hàng, và cổ đông; (3) các khuynh hướng kinh tế, xã hội, dân số, kỹ thuật, chính trị của chính phủ. Vì vậy, sự phân tích các chỉ số tài chính cũng như tất cả các công cụ phân tích khác cần phải được sử dụng một cách khôn khéo, sáng suốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị chiến lược (Trang 63)