Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác kế toán nguyên vật liệu , công ty vẫn còn một số điểm hạn chế, như:
- Trong quá trình nhập kho nguyên vật liệu, trước khi nhập công ty không thực hiện việc kiểm nhận, lập biên bản kiểm nghiệm cho nên rất có thể đôi khi sẽ nhập kho phải hàng không đúng với những điều kiện ghi trong hợp đồng, hay nhập kho không đầy đủ do sự gian lận của người vận chuyển.
- Sự phối hợp giữa kế toán nguyên vật liệu với phân xưởng sản xuất trong việc theo dõi, giám sát sử dụng nguyên vật liệu còn có điểm chưa chặt chẽ. Bởi vì công ty chưa có quy định rõ ràng bộ phận sản xuất (phân xưởng sản xuất) phải báo cáo số nguyên vật liệu thừa cuối kỳ lân phòng kế toán, trừ trường hợp vật liệu thừa quá nhiều nhưng lại không có quy định mức thừa bao nhiêu thì được coi là “quá nhiều”. Chính điều này đã phần nào hạn chế tác
vật liệu ở công ty, đồng thời có thể dẫn đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kỳ thiếu chính xác.
- Việc ghi lý do trên phiếu xuất kho còn chung chung, rất nhiều trường hợp ghi “phục vụ sản xuất” mà không ghi rõ là sử dụng cho mục đích cụ thể nào gây khó khăn cho kế toán định khoản chi tiết cho các tài khoản. Đồng thời tại mục “xuất tại kho” trên phiếu xuất kho chỉ ghi tên thủ kho của kho đó, như vậy rất khó cho công tác kiểm tra của kế toán tổng hợp để xác định kế toán vật tư định khoản có chính xác không.
- Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng tới tiến độ của các khâu kế toán khác đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL.
- Sự trang bị ứng dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán còn rất hạn chế ( cả phòng kế toán chỉ có 4 máy tính dựng để soạn thảo văn bản,một máy in và một máy phụ tô ).