Kế toán nguyên vật liệu ở công ty có vai trò rất quan trọng, vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu được tổ chức khá chặt chẽ. Nhìn chung có một số ưu điểm sau đây:
trong nguyên vật liệu đúng với chế độ quy định và phù hợp với thực tế hoạt động của mình. Ví dụ công ty đã quy định rõ ràng những bộ phận nào lập ra phiếu nhập kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu; quy định việc lập và ghi chép các chứng từ đó phải đảm bảo tính hợp pháp hợp lý, hợp lệ, quy định chặt chẽ đường đi, trình tự luân chuyển của các chứng từ đó.
- Về quy trình luân chuyển xử lý chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu: Công ty đã bố trí phòng kinh doanh là bộ phận lập ra phiếu nhập kho nguyên vật liệu, phân xưởng sản xuất là bộ phận lập ra phiếu xuất kho nguyên vật liệu . Theo em, cách bố trí này rất hợp lý, phù hợp với công ty vì:
+ Thứ nhất: phòng kinh doanh với chức năng nhiệm vụ chính là lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, chính vì vậy bộ phận này phải thành thạo những thông tin về thị trường đầu vào như giá cả, chất lượng, phương thức bán thì mới lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Trong quá trình mua nguyên vật liệu , những thông tin về thời hạn giao hàng, vận chuyển hàng, số lượng nhiều hay ít là do cán bộ phòng phụ trách nắm bắt. Cho nên bố trí bộ phận này lập phiếu nhập kho sẽ giúp cho việc lập được kịp thời, chính xác và đầy đủ.
+ Thứ hai: Phân xưởng sản xuất là bộ phận chịu trách nhiệm về khâu sản xuất sản phẩm của công ty ( xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất ), do đó kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu và tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu sẽ được bộ phận này quản lý. Khi có nhu cầu sử dụng loại nguyên vật liệu nào, kích cỡ và quy cách ra sao, sử dụng cho sản xuất đơn đặt hàng nào cũng đều được bộ phận này nắm bắt chặt chẽ. Hơn
\nữa công ty chỉ có một phân xưởng, do đó bố trí phân xưởng sản xuất là bộ phận lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu sẽ giúp cho việc lập được kịp thời, chính
song song là phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình – có ít chủng loại nguyên vật liệu, các nghiệp vụ nhập xuất trong kỳ ít. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu.
- Trong công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, giữa phòng kế toán và thủ kho có sự phối hợp chặt chẽ: thủ kho theo dõi, quản lý chi tiết nguyên vật liệu trên các thẻ kho, kế toán theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết nguyên vật liệu; hàng tuần nhân viên kế toán xuống kho đều đặn để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và nhận các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
- Vấn đề kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện tốt. Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu đều đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết nguyên vật liệu với sổ trên thẻ kho, giữa sổ cái TK152 với tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu ( bảng tổng hợp vật tư sản phẩm hàng hoá )
- Vai trò kiểm tra, giám sát của kế toán nguyên vật liệu được phát huy trong quá trình thu mua, sử dụng nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh.