7. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.2.1 Tác động của môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường khoa học công nghệ
Trong 5 năm trở lại đây, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đến lĩnh vực KH&CN nhằm áp dụng những công nghệ mới vào dịch vụ viễn thông nhằm gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh.
Mới đây, Bộ KH&ĐT cũng đã thống nhất với kiến nghị của Bộ KH&CN là từ nay đến năm 2020, tỷ lệ chi 2% ngân sách nhà nước cấp cho KH&CN sẽ được điều chỉnh theo cơ cấu 15% dự phòng, 55% cho chi sự nghiệp và 30% cho đầu tư phát triển, trong đó tỷ lệ chi vốn đầu tư phát triển giữa Trung ương và địa
phương là 60/40; vốn sự nghiệp khoa học giữa Trung ương và địa phương là 75/25.
Khoa học và công nghệ đã đưa ra những cải tiến, phát minh công nghệ áp dụng trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh cao hơn. Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Cùng với đó là sự vào cuộc của hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN được tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được mở rộng và đưa công nghệ vào cuộc sống hàng ngày của người dân để gắn kết nhu cầu kết nối giữa mọi người qua các công cụ liên quan đến công nghệ cao. Theo thống kê của Cục Viễn thông thì từ năm 2012 đến nay tốc độ sử dụng smartphone kết nối internet cao chóng mặt, đặc biệt ở Châu Á (tốc độ tăng trưởng sử dụng lưu lượng internet 40%/ năm đến 2018). Nhiều thiết bị ứng dụng các công nghệ liên quan được phát minh và sử dụng: Bùng nổ về các dịch vụ data di động; Bùng nổ về hạ tầng cung cấp băng thông rộng không dây: Wi-fi, Wimax, 3G; Các dịch vụ trên nền OTT (Viber, Zalo, Line,..) phát triển mạnh; Bùng nổ về hạ tầng truyền dẫn cáp quang và băng thông kết nối giữa các châu lục và giữa các nước; Bùng nổ các dịch vụ Big data & điện toán đám mây; Dịch vụ An ninh mạng đang được quan tâm nhiều khi ngày càng có nhiều tin tặc tấn công.
Các tiến bộ về c ông nghệ truyền thông giờ đây đã có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả văn hóa. Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng của chúng ta. Công nghệ truyền thông đã tạo nên một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Truyền thông đã đóng góp vào sự xóa bỏ rào cản ngôn ngữ. Ví dụ những công cụ như thư điện tử, tin nhắn tức thời, chat room và các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Skype.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và
khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.
Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.
Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu.
Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa đảm bảo so với tiêu chuẩn quốc tế.
Chính các yếu tố trên cũng đang tác rất nhiều vào hoạt động truyền thông marketing của các doanh nghiệp khi hoạt đoạng kinh doanh trên thị trường.
2.2.1.2 Môi trường Dân cưsố
gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%.
Kết quả được Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày 17/12, tại Hà Nội. Theo kết quả điều tra năm 2014, tuổi thọ trung bình của nam giới Việt là 70,6, trong khi con số này ở nữ giới là 76. Vì lý do này, dù hiện nay số trẻ trai khi sinh ra chênh lệch lớn hơn số trẻ gái, nhưng tỷ lệ giới tính nói chung ở mọi độ tuổi vẫn nghiêng về nữ.
Việt Nam đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới. Tổng điều tra dân số vào năm 2009 ghi nhận nước ta có gần 86 triệu dân. Từ đó đến nay, tỷ suất tăng dân số trung bình mỗi năm của Việt Nam là 1,06%, thấp hơn so với tỷ suất của giai đoạn 1999-2009 (1,2%). Chúng ta cũng có mức tăng quy mô dân số thấp nhất trong 35 năm qua. Tổng tỷ suất sinh 2,09 trẻ/phụ nữ hiện nay cũng cho thấy tỷ lệ sinh của Việt Nam đang tiếp tục giảm và ổn định.
Đặc điểm nhân khẩu học và mức thu nhập ngày càng cao của Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng tiêu dùng trong nước. Tổng dân số gần 90,5 triệu người trong đó có 56% độ tuổi dưới 30, lực lượng đang ở độ tuổi lao động là một nguồn nhân lực khổng lồ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - một thị trường rộng lớn, tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó sẽ mang đến những cơ hội vô cùng lớn cho Mobifone Global xác định mục tiêu truyền thông, đối tượng truyền thông để giới thiệu các dịch vụ và các hoạt động truyền thông thông tin của Mobifone Global đến với công chúng.
Thị trường KH&CN chậm phát triển hoạt động mua bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.
2.2.1.32 Môi trường văn hóa xã hội
Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở tháng 6/2014, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%.
Kết quả được Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày 17/12, tại Hà Nội. Theo kết quả điều tra năm 2014, tuổi thọ trung bình của nam giới Việt là 70,6, trong khi con số này ở nữ giới là 76. Vì lý do này, dù hiện nay số trẻ trai khi sinh ra chênh lệch lớn hơn số trẻ gái, nhưng tỷ lệ giới tính nói chung ở mọi độ tuổi vẫn nghiêng về nữ.
Việt Nam đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới. Tổng điều tra dân số vào năm 2009 ghi nhận nước ta có gần 86 triệu dân. Từ đó đến nay, tỷ suất tăng dân số trung bình mỗi năm của Việt Nam là 1,06%, thấp hơn so với tỷ suất của giai đoạn 1999-2009 (1,2%). Chúng ta cũng có mức tăng quy mô dân số
thấp nhất trong 35 năm qua. Tổng tỷ suất sinh 2,09 trẻ/phụ nữ hiện nay cũng cho thấy tỷ lệ sinh của Việt Nam đang tiếp tục giảm và ổn định.
Đặc điểm nhân khẩu học và mức thu nhập ngày càng cao của Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng tiêu dùng trong nước. Tổng dân số gần 90,5 triệu người trong đó có 56% độ tuổi dưới 30, lực lượng lao động ngày càng tăng của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của chi tiêu tiêu dùng trong 10 đến 15 năm tới.
Năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến đạt 5,4%, bình quân 3 năm 2011-2013 đã tăng 5,6%/năm, tuy còn thấp hơn mức 7,2% giai đoạn 2006-2010 ; đưa quy mô nền kinh tế đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD. Năm Dự kiến, GDP năm 2014 GDP đạttăng khoảng 5,98% và dự kiến năm 2015 tăng 6,2%. dẫn đến quy mô của tầng lớp trung lưu tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua.
Sự giàu có gia tăng lý giải cho sự tăng trưởng trong các dịch vụ tài chính, viễn thông, thực phẩm và đồ uống khi tiếp tục chiếm hơn 50% tổng chi tiêu của người dântiêu dùng.
Trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình. Trình độ học vấn càng cao thì thu nhập càng cao. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu trong các hộ gia đình. Trình độ học vấn càng thấp, càng chi tiêu nhiều cho đầu tư sản xuất. Trong khi đó trình độ học vấn càng cao càng quan tâm hơn đến việc mua sắm đồ đạc đắt tiền và chi phí học vấn của con cái.
Trong giai đoạn hội nhập của nền kinh tế, hội nhập của nền văn hoá giữa Việt Nam và các nước trên Thế giới, đặc biệt là sự hội nhập văn hoá trong đầu tư và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp quốc tế. Các tập đoàn đa quốc gia tại các nước phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,…) có xu hướng đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2013 đến nay. Các doanh nghiệp nước ngoài này đã mang văn hoá kinh doanh của họ vào môi trường văn hoá của doanh nghiệp Việt Nam và làm thay đổi tư duy, cách làm xưa cũ từ trước đến nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Cụ thể là văn hoá của người Nhật, Hàn Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động tại các doanh nghiệp thông qua hình thức truyền thông hàng ngày trong công việc, trong sinh hoạt, trong thời trang, trong thói quen ăn uống,…
2.2.1.4. Môi trường Kinh tế
kinh tế năm 2015: Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định cho những năm tiếp tục. Trong đó, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp so với những năm trước đó. Năm 2015, dự báo tăng trưởng kinh tế khả quan hơn ở mức 6,2% .
Theo Bộ TT&TT dự kiến, năm 2015, tổng doanh thu thị trường viễn thông toàn thị trường tăng trưởng khoảng 10 - 11% so với năm 2014. Trong đó năm 2014, tổng doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đạt 101.055 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch năm. Tuy nhiên, mục tiêu tổng doanh thu 2015 của tập đoàn này chỉ còn 87.500 tỷ đồng. Năm 2015, MobiFone đã đặt ra mục tiêu: Tổng doanh thu đạt 39.700 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2014; Lợi nhuận đạt 7.300 tỷ đồng, bằng 100% so với năm 2014. Vietttel là 230.000 tỷ đồng. Năm 2015 với những nỗ lực tái cơ cấu thị trường của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông dự báo thị trường viễn thông sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới và tính cạnh tranh ngày càng cao.
Như vậy, với những dự báo khá lạc quan về tình hình kinh tế, các yếu tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing của Mobifone Global, đây là những cơ sở, tiền để rất quan trọng để Mobifone Global tổ chức nghiên cứu, đặt ra những giải pháp phù hợp trong chiến lược truyền thông nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa được thể hiện ở ba đặc điểm chính:
Đặc điểm thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Đặc điểm thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
Đặc điểm thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Quan hệ họ hàng đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam. Không giống như sự nhấn mạnh cá nhân của văn hóa phương Tây, văn hóa Phương Đông đánh giá cao vai trò của gia đình và tinh chất gia tộc
Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt