7. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.2.8 Quản lý các nhiễu và truyền thông marketing nội bộ doanh nghiệp
Nhiễu là những yếu tố khiến cho việc truyền tin bị sai lệch, và đối tượng nhận tin sẽ không nhận được thông điệp một cách chính xác. Có khi còn gây hiểu nhầm giữa khách hàng và thông điệp. Để quản lý nhiễu truyền thông tốt các doanh nghiệp ngành cần có: một kế hoạch truyền thông marketing chi tiết; xây dựng chính sách và chương trình kiểm soát nhiễu đồng bộ; theo sát quá trình truyền thông marketing của doanh nghiệp để có hướng điều chỉnh kịp thời hạn chế nhiễu truyền thông. Việc quản lý nhiễu truyền thông cần phải thực hiện cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kiểm soát nhiễu bên trong doanh nghiệp tốt nhất là bằng hình thức truyền thông marketing nội bộ doanh nghiệp.
Ngoài việc truyền thông marketing với công chúng bên ngoài, doanh nghiệp cần truyền thông trong nội bộ của doanh nghiệp. Tức là họ phải thực hiện hoạt động marketing nội bộ và truyền thông nội bộ. Nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc ứng dụng marketing nội bộ nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo sức mạnh bó đũa trong cạnh tranh. Hoạt động marketing nội bộ nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền vững giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Truyền thông marketing nội bộ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong tập đoàn tạo ra một hình ảnh và truyền thông hình ảnh thống nhất về hoạt động và phong cách làm việc của doanh nghiệp. Một số hoạt động truyền thông marketing nội bộ sau đây mà doanh nghiệp nên thực hiện:
Tổ chức các cuộc họp giao ban hàng tuần của công ty: Thông qua các cuộc họp này, nhân viên sẽ được cập nhật thông tin về những diễn biến gần nhất xảy ra cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn ai mới được thăng chức, vấn đề gì phức tạp vừa xảy ra, việc gì đang còn tồn tại, cần giải quyết rốt ráo. Đây cũng là dịp để nhân viên trao đổi và đưa ra các thắc mắc.
Xây dựng trang bản tin nội bộ hàng tháng về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp: Doanh nghiệp gửi cho toàn thể cán bộ nhân viên, qua đó điểm lại các
diễn biến trong tháng qua và các kế hoạch hành động trong tháng kế tiếp.
Gặp gỡ từng nhân viên định kỳ: Việc làm này thể hiện sự quan tâm của sếp
với các nhân viên. Nên xem những cuộc gặp gỡ như vậy là những buổi trao đổi thân mật để sếp tìm hiểu nhân viên đang làm việc ra sao, có những tiến bộ nào, đang gặp những khó khăn gì trong công việc. Tất nhiên, nhân viên sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi được sếp quan tâm kỹ như vậy.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa định kỳ cho nhân viên. Đây có thể là một
khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn hẹp, nhưng thực tế cho thấy những hoạt động ngoại khóa như xây dựng đội nhóm sẽ giúp các nhân viên hiểu và gắn kết với nhau hơn. Khi quan hệ đồng nghiệp được thắt chặt, các nhân viên sẽ cởi mở với nhau hơn và dễ dàng chia sẻ cho nhau không chỉ các thông tin cần biết, mà còn cả kỹ năng làm việc nữa.