2. 3.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại
3.12.1 Những thay đổi về môi trường kinh doanh
(CIEM- Bộ KH&ĐT) phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP: Cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam”. TS. Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng CIEM) cho biết, Nghị quyết số 19/NQ-CP đặt ra mục tiêu cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và được xây dựng xuất phát từ thực tế của doanh nghiệp và thông lệ quốc tế. Tại hội thảo, đại diện nhóm chuyên gia môi trường kinh doanh, Ngân hàng thế giới cho biết, chúng ta cần xây dựng mỗi chỉ số dựa trên những nghiên cứu điển hình nhằm giúp cho cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam; đồng thời, nỗ lực đưa ra những đánh giá cụ thể nhằm bao quát hoạt động của các lĩnh vực kinh doanh.
Trong thời gian tới, chúng ta cần cải thiện 10 chỉ số trong môi trường kinh doanh, các chỉ số này liên quan đến vòng đời phát triển của mỗi doanh nghiệp như: giải quyết giấy phép xây dựng, tiếp cận điện, nộp thuế, thương mại xuyên biên giới, thực hiện hợp đồng và pháp luật thị trường lao động. Báo cáo “làm kinh doanh” năm nay của Ngân hàng thế giới có bổ sung dữ liệu và phương pháp mới liên quan đến các chỉ số cấp phép xây dựng, bảo hộ nhà đầu tư thiểu số và thực hiện hợp đồng…Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh được phân công phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tháng 2/2015.
Trên cơ sở đó, các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công rà soát các thủ tục hành chính để sửa đổi, bổ sung bằng các Thông tư, Thông tư liên tịch hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết trong trường hợp vượt thẩm quyền; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tạo chuyển biến tích cực. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP, coi nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi bộ, ngành, địa phương trong năm 2015 và các năm tiếp theo.
Kết quả chỉ số môi trường kinh doanh cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam đang tăng rõ rệt. Chỉ số môi trường kinh doanh quý I năm 2015 tăng rõ rệt so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng trưởng quan trọng, phần nào khẳng định lòng tin của các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Việt Nam. Điều này đã giúp không ít doanh nghiệp lớn nhỏ cải thiện được tình trạng trì trệ trước đó, tạo bước đột phá mới để thu hút các nhà đầu tư. Nghị quyết 19 của chính phủ về nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, bắt đầu từ nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, các văn bản pháp luật... Chương trình hành động cổ phần hóa và xã hội hoá 432 doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2014-2015 cũng là một hình thức hạn chế môi trường kinh doanh khép kín của khối doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ hội để các doanh nghiệp dân doanh tham gia vào nhiều doanh nghiệp nhà nước một cách minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng hơn. Năm 2015, các hoạt động mua bán, sáp nhập và chuyển nhượng các dự án, thu hút FDI sẽ tăng mạnh, nhất là những lĩnh vực giàu tiềm năng của Việt Nam, như viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, nông nghiệp, bất động sản, tiêu dùng là những chính sách vĩ mô tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nói chung, từ đó tạo động lực và cơ hội mới phát triển hiệu quả hơn.
Môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện hơn nhờ những thuận lợi đến từ những cơ hội gia tăng xuất khẩu và đón nhận dòng vốn từ nước ngoài gắn với xu hướng hồi phục kinh tế thế giới nêu trên, cũng như từ cộng hưởng hiệu ứng tích cực của một loạt chính sách vĩ mô mà Việt Nam đã triển khai hay sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2015, nhất là từ chính sách giảm thuế, thủ tục kinh doanh, những nỗ lực trong kiềm chế lạm phát, sự tích cực trong quá trình đàm phán và tham gia các khối kinh tế FTA, TPP, cộng đồng chung ASEAN sẽ mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu đã làm các nhà đầu tư sẽ phần nào yên tâm hơn.
Việt Nam vẫn là quốc gia có lợi thế cạnh tranh về nhân công. Trong khi chi phí gia công ở Ấn Độ và Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang gia tăng, thì Việt nam vẫn giữ được ở mức ổn định và tỉ lệ tăng không đáng kể, và nếu có chính sách tiền lương, ăn nghỉ, bảo hiểm xã hội ổn định trong thời gian dài thì Việt Nam là một điểm đến lý tưởng đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế. Những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thủy sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình... trên cơ sở khai thác cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ấn Độ...
Những chuyển biến rõ rệt của nền kinh tế nền Việt Nam được giới quan sát quốc tế ghi nhận, cũng như từ bản thân cộng đồng doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh đang chuyển biến tích cực và có những tín hiệu lạc quan về những điều kiện thuận lợi trong những thay đổi kinh tế của chính phủ, vị trí địa lý, nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cùng viễn cảnh lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu do các hiệp định thương mại như TPP, AEC
mang lại cũng sẽ giúp cho FDI vào Việt Nam tiếp tục khả quan trong năm 2015nay, tiếp nối đà hồi phục của năm 2014. Nếu chúng ta thực hiện tốt và đồng bộ thì sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,2% năm 2015. Đây là chỉ tiêu được ấn định trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua, với 89,54% số phiếu tán thành. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu được nêu trong Nghị quyết, gồm: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; nhập siêu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 30- 32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%...
Tuy nhiên, các nhà đầu tư còn lo ngại về các chính sách liên quan đến đầu tư, đến luật và các văn bản dưới luật nói chung và các quy định luật truyền thông thông tin nói riêng (về quảng cáo, xúc tiến thương mại,..), sự thay đổi của luật cạnh tranh thương mại,…Vviệc ban hành văn bản luật trước sau đó một thời gian mới có thông tư hướng dẫn làm không ít các nhà đầu tưdoanh nghiệp lúng túng trong thay đổi kế hoạchhoạt động sản xuất kinh doanh. ; Việc chính phủ ban hành chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế là đồng bộ, tuy nhiên việc triển khai áp dụng thực hiện ở các địa phương lại không giống nhau, vì thế vô tình nhà đầu tư rơi vào rủi ro do chính sách, đó là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn. Ngoài ra thủ tục hành chính 1 một cửa phải được thực hiện triệt để và đi vào áp dụng thực tế để giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, từ đó rút ngắn thời gian cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nếu chúng ta thực hiện tốt và đồng bộ thì sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,2% năm 2015. Đây là chỉ tiêu được ấn định trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua, với 89,54% số phiếu tán thành. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu được nêu trong Nghị quyết, gồm: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; nhập siêu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 30- 32% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%...