Phân tích SWOT cho công ty Cổ phần Lắp máy điện nƣớc và Xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho nhóm sản phẩm Bất động sản của Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng (Trang 57)

CÔNG TY CỔ PHẨN LẮP MÁY ĐIỆN NƢỚC VÀ XÂY DỰNG 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần Lắp máy điện nƣớc và Xây

3.2. Phân tích SWOT cho công ty Cổ phần Lắp máy điện nƣớc và Xây dựng

3.2.1. Điểm mạnh

Bản thân công ty Cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng có rất nhiều điểm mạnh mà chính chúng công ty đã có thể có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Có thể kể đến một số các điểm mạnh tiêu biểu của công ty là:

- Quy mô doanh nghiệp là tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành với tổng số vốn điều lệ tính đến năm 2013 là 30 tỷ đồng cùng số lượng đông đảo các công ty thành viên trực thuộc, bao gồm các công ty hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và các chi nhánh của công ty

58

- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, uy tín đã được khách hàng công nhận sau nhiều dự án thành công đặc biệt là đối với các dự án xây dựng khu đô thị, chung cư và các tòa nhà văn phòng

- Tổng doanh thu và lợi nhuận luôn cao hơn tổng chi phí và có nhiều dấu hiệu tích cực trong năm 2013

- Các nhà quản trị cấp cao có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực bất động sản (ít nhất là 5 năm)

- Cơ cấu tổ chức chung trong công ty được thiết kế một cách chặt chẽ và có hệ thống giúp các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty diễn ra một cách thuận lợi

- Chất lượng sản phẩm tốt, hầu hết các công trình đều được công nhận tiêu chuẩn ISO 9001 cho thấy hiệu quả của công tác quản lý chất lượng công ty được quan tâm và đầu tư đúng mức

- Công ty tự sản xuất được nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao phục vụ cho công tác xây dựng các dự án của công ty cũng như đem bán ra thị trường

3.2.2. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh vốn có của mình, doanh nghiệp cũng có không ít những điểm yếu cần phải khắc phục để nhằm đạt được các mục tiêu mà công ty đã đề ra. Một số điểm yếu của công ty là:

- Việc mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn do công ty chưa tập trung vào khai thác triệt để tiềm năng của các thị trường khác mà chủ yếu tập trung nhiều nguồn lực cho công tác sản xuất kinh doanh tại thị trường miền Bắc

- Mặc dù còn rất nhiều chỗ trống trong thị trường để doanh nghiệp khai thác nhằm gia tăng năng lực của mình tuy nhiên công ty vẫn còn bỏ ngỏ, nhiều nhóm khách hàng tiềm năng chưa được chú trọng tới

- Các chương trình marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản còn nhiều yếu kém, chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo giúp khách hàng nhận biết được sự khác biệt giữa công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác

- Chưa có phòng chuyên về mảng marketing cụ thể dẫn tới khó khăn trong công tác thực thi các hoạt động có liên quan

- Đội ngũ nhân viên chưa được trẻ hóa, trình độ nhân viên còn chưa đồng đều - Tiến độ thi công một số công trình còn chậm do gặp phải nhiều vấn đề về

giải quyết thủ tục liên quan đến diện tích đất xây dựng

3.2.3. Cơ hội

Ngoài việc nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu của mình thì nhận thức được các cơ hội và nắm bắt được cơ hội sẽ đem lại cho doanh nghiệp những thành

công đáng mong đợi. Dưới đây là một số các cơ hội tiềm năng giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai:

- Thị trường bất động sản có những dấu hiệu chuyển biến tích cực sau một thời gian dài gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giai đoạn những năm đầu thế kỷ 20 với nhiều diễn biến bất thường

- Theo tổ chức BMI (Business Monitor International) đã công bố báo cáo về triển vọng phát triển ngành kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong năm 2015 thì cả ba lĩnh vực nhánh của bất động sản thương mại bao gồm: Văn phòng, bất động sản công nghiệp và bán lẻ sẽ đều có mức tăng trưởng cao trong năm tới. Đặc biệt là nhóm sản phẩm cho thuê văn phòng, dự báo của Savills cho thấy trong năm tới nguồn cung của các doanh nghiệp cho loại văn phòng hạng B và C sẽ tăng lần lượt là 6,4 và 2,5 điểm % so với năm trước đồng thời nhu cầu của khách hàng sẽ tăng 440% theo quý, đặc biệt là tại thị trường Hà Nội thì nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng mạnh với tổng diện tích khách hàng muốn thuê lên tới 22.100 m2

- Tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh trong những năm qua là cơ hội để phát triển các lĩnh vực bất động sản thương mại như đã kể trên

- Nền kinh tế phục hồi sau nhiều khó khăn, dự báo tăng trưởng năm 2015 là 6,2% sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng lên cao hơn. Cụ thể:

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014 và dự báo năm 2015

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

- Vốn FDI đổ vào bất động sản tương đối lớn, theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết quý 4 năm 2014 FDI vào riêng thị trường Hà Nội là 1.043 triệu USD cùng với đó là các chính sách khuyến khích đầu

7.79 8.44 8.32 8.48 6.31 6.31 5.23 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 6.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

60

tư và phát triển lĩnh vực kinh doanh bất động sản được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn

- Xu hướng toàn cầu hóa có tác động tới mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong đó có bất động sản. Với việc các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày một nhiều đã tạo cơ hội phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm bất động sản đặc biệt là cho thuê địa điểm bán hàng, văn phòng đại diển của các doanh nghiệp trong nước

- Kiều hối ở nước ngoài gửi về Việt Nam đang tăng lên dẫn tới nhu cầu mua – thuê bất động sản của nhóm khách hàng này là rất lớn

- Các chính sách của nhà nước về lĩnh vực kinh doanh bất động sản dần có những sự thay đổi phù hợp hơn với xu hướng hiện tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho nhóm sản phẩm Bất động sản của Công ty Cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)