với đất;
- Hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; - Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai mà tài sản đó gắn liền với đất;
- Hợp đồng, văn bản về bất động sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
1.3.2 Thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng giao dịch về bất động sản sản
- Các trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nêu trên đều có sự xuất hiện của 1 tổ chức là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 119 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Thi hành luật đất đai có quy định Việc chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với hợp đồng hoặc văn bản khi người sử
dụng đất thực hiện các quyền:
Hợp đồng hoặc giấy tờ khi người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định sau:
a) Đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất;
c) Trường hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất mà một bên tham gia thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này và bên còn lại thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này thì phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
- Theo quy định tại Điều 37 Luật công chứng, chứng thực năm 2008 về Thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản.
1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
23
thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản.
Tóm lại, công chứng và chứng thực là hoàn toàn khác nhau. Công chứng là
hành vi của Công chứng viên hành nghề trong các Phòng công chức và Văn phòng công chứng; còn chứng thực là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Trưởng, phó phòng Tư pháp cấp huyện, Chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.