* Nguyên nhân khách quan:
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động công chứng, chứng thực chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tại các văn phòng 1 cửa của UBND còn chật, hẹp, chưa đủ phòng cho cán bộ thực hiện công chứng, chứng thực dẫn đến tình trạng ùn tắc, chen lấn. Chưa có các phương tiện, kỹ thuật tiên tiến để kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ giả mạo.
- Biên chế cán bộ còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân và khối lượng công việc. Thực tế chưa có cán bộ nghiệp vụ lưu trữ bản lưu giấy tờ.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa đồng bộ, chưa tốt, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp lý.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Tâm lí “sính công chứng” của nhân dân, dẫn đến hệ quả là dồn việc chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký về các phòng công chứng. Do đó, tình trạng quá tải, ùn tắc, bức xúc, tiêu cực xảy ra ở một số phòng công chứng là không tránh khỏi.
- Do chủ quan, nên có sự nhầm lẫn, trùng lặp giữa 2 hoạt động công chứng (hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp, mang tính dịch vụ công, do công chứng viên thực hiện) và hoạt động chứng thực (mang tính chất thị thực hành chính, do cơ quan công quyền thực hiện).
- Một số cán bộ công chức, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và chưa thật sự tích cực với công việc.
60
CHƢƠNG III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC KHI THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH VỀ ĐẤT ĐAI
Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động công chứng và để tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời để tạo cơ sở pháp lý cho việc công chứng Việt Nam gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế, thì việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng là rất cần thiết.
Đối với việc công chứng hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quy định việc công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo phải do công chứng viên đã công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất lần đầu thực hiện trên thực tế đã gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng. Vì vậy, việc cần thiết phải sửa đổi quy định theo hướng ngoài việc quy định cũ còn cần phải mở rộng đối với trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đó chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hợp đồng thế chấp công chứng hợp đồng đó. Việc sửa đổi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu công chứng.