Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 64)

- Hiện nay nhận thức của người dân về công chứng và chứng thực còn có sự nhầm lẫn, và hiểu sai về công chứng, chứng thực. Luật công chứng nên điều chỉnh cả về công chứng và chứng thực. Các văn phòng công chứng thực hiện việc công chứng, UBND cấp xã, huyện thực hiện việc chứng thực, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài làm cả nhiệm vụ công chứng và chứng thực.

- Việc công chứng đối với hợp đồng giao dịch BĐS trùng lặp với việc đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Vì vậy, tại những nơi đã có Văn

phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì nên thực hiện các việc chuyển sử dụng đất tại

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; còn những địa phương chưa thành lập được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì việc thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dung đất tại các phòng công chứng tại nới có đất giao dịch.

61

- Việc thực hiện công chứng, chứng thực các giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất là cần thiết và cần bắt buộc, có như vậy mới hạn chế được các tranh chấp, khiếu kiện phát sinh sau cấp GCN.

- Các thông tin về đất đai và thông tin bất động sản cần được minh bạch và tiếp cận một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấ đến từng thửa đất một cách kịp thời.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng (thuế, địa chính, xây dựng,UBND phường, Phòng TNMT quận, UBND quận) trong việc quản lý đất đai. Kiểm tra, giám sát các trường hợp mua, bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua việc kiểm tra, lập sổ bộ thuế hàng năm; thông qua việc cấp giấy phép xây dựng để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm và có biện pháp xử lý phù hợp.

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm chủ động đáp ứng nhu cầu đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở và các công trình khác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước. Bảo đảm quan hệ cung - cầu về đất, không để mất cân đối về cung - cầu, cung không đáp ứng cầu dẫn tới tăng giá đất.

- Quy định hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn công cụ tài chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Chính sách đất đai ngoài việc bảo dảm các vấn đề xã hội, chống lãng phí đất đai thì còn có tác dụng hạn chế đầu cơ đất đai.

- Rà soát, hoàn thiện thể chế về công chứng và liên quan đến công chứng Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động công chứng. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công chứng như: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở… theo hướng dẫn: một mặt tiếp tục kế thừa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên mà thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực; một mặt sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp, thống nhất. Đồng thời trong Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở… và các văn bản có liên quan cần tiếp tục quy định bắt buộc phải công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn về bất động sản để đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Các hợp đồng liên quan đến chuyển dịch quyền sử dụng đất là những giao dịch rất quan

62

trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các bên, cần thiết phải qua công chứng để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý.

Đối với Luật công chứng, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng theo định hướng sau:

- Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm đã được xác định trong các Nghị quyết, văn kiện của Đảng về công chứng, hành nghề công chứng, đặc biệt là Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tạo điều kiện cho hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng; tập trung sửa đổi, bổ sung những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc lớn về thể chế, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho tổ chức và hoạt động công chứng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)