Nội dung quản lý thu thuế đối với DNNQD

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35)

2.1.6.1 Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thu thuế đối với DN. Việc tổ chức bộ máy quản lý thu thuế không chỉ ảnh hưởng tới việc thực thi chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế, mà còn tác động lớn tới chi phí quản lý thuế, năng lực của bộ máy và những vấn đề khác.

Bộ máy quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế nói riêng có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau: theo NNT, theo sắc thuế, theo chức năng quản lý thuế và kết hợp giữa các hình thức đó.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo NNT: dựa trên cơ sở đặc thù của NNT theo ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, loại hình DN, tổ chức và cá nhân nộp thuế. Theo đó, các bộ phận chủ yếu của bộ máy quản lý thu thuế tập trung quản lý theo từng loại đối tượng. Mỗi bộ phận nghiệp vụ và các cán bộ thuế thực hiện tất cả các khâu trong quản lý thuế và thu tất cả các loại thuế của NNT. Theo mô hình này, bộ máy ngành thuế thường chồng chéo chức năng, khó chuyên sâu nên hiệu quả quản lý thấp. Ở Việt Nam, trước khi có Nghị định 281/HĐBT (năm 1990), có ba cơ quan thu độc lập, gồm Cục Thu quốc doanh, Cục thuế công thương nghiệp và Vụ Thuế nông nghiệp. Về thực chất, đây là mô hình tổ chức quản lý theo NNT. Ngoài ra, việc tổ chức các bộ phận quản lý thu như phòng quản lý thu thuế các DNNQD, phòng quản lý thu các DN có vốn nước ngoài... từ sau khi có các luật thuế năm 1990 cũng thể hiện rõ mô hình quản lý thu thuế theo NNT.

bộ máy thu thuế được định hướng chủ yếu vào từng sắc thuế. Theo đó, một bộ phận thuế thực hiện quản lý thu một hoặc một số sắc thuế. Mô hình này được áp dụng ở Việt Nam giai đoạn sau năm 1990. Theo đó, các bộ phận quản lý thuế như: phòng thuế GTGT, phòng thuế TNDN, phòng thuế nông nghiệp... Mô hình này có ưu điểm là bảo đảm tính phù hợp và chuyên môn hoá sâu đối với từng sắc thuế. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là nặng tính khép kín, chuyên quản, chồng chéo về chức năng, bộ máy cồng kềnh, chi phí quản lý thuế cao, đặc biệt là khi có nhiều sắc thuế như hiện nay.

Mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo chức năng của cơ quan thuế: theo mô hình này, mỗi bộ phận của cơ quan thuế được bố trí thực hiện một chức năng nhất định trong số các chức năng: tuyên truyền - hỗ trợ NNT, kê khai - kế toán thuế, cưỡng chế - quản lý nợ, thanh tra - kiểm tra. Mô hình này có ưu điểm là tăng cường tính chuyên sâu theo chức năng, tạo điều kiện để kiểm soát lẫn nhau tốt hơn, đơn giản hoá bộ máy, giảm chi phí quản lý. Tuy nhiên, mô hình này khó áp dụng trong điều kiện khi mà trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT còn thấp. Ngoài ra, nếu phối hợp giữa các bộ phận không tốt thì quản lý thuế sẽ thiếu đồng bộ, thậm chí có thể dẫn đến bế tắc trong hoạt động quản lý thuế.

Trong cả nước, từ khi thực hiện Quyết định 291TC/TCT (năm 1993) của Tổng cục thuế, việc tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng đã được đặt ra. Theo đó, việc quản lý thu thuế được chuyên môn hoá theo ba nhóm chức năng: quản lý NNT, tính thuế và phát hành thông báo thuế, thanh tra thuế.

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu thuế kết hợp: là mô hình kết hợp một phần theo chức năng, một phần theo NNT và một phần theo sắc thuế. Việc kết hợp các hình thức đó cho phép phát huy được ưu thế và khắc phục được phần nào hạn chế của mỗi mô hình nêu trên. Ở Việt Nam, mô hình kết hợp được áp dụng từ lâu, đặc biệt là từ khi có Quyết định 218/2003/QĐ-TTg. Theo đó, việc tổ chức bộ máy quản lý thu thuế vừa dựa vào chức năng (tuyên truyền - hỗ trợ NNT, kê khai - kế toán thuế, cưỡng chế - quản lý nợ, thanh tra

- kiểm tra), vừa theo NNT (theo loại hình DN), vừa theo loại sắc thuế (thuế TNCN) nhằm vừa chuyên môn hoá theo chức năng vừa đảm bảo tập trung chỉ đạo nghiệp vụ hành thu theo nhóm NNT.

Mô hình này thích hợp với giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế tự khai-tự nộp thuế.

Từ khi Luật quản lý thuế được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, tổ chức bộ máy ngành thuế được tổ chức theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [26]. Mô hình tổ chức bộ máy giai đoạn này có những đặc điểm chính như sau. (Hình 2.1).

Nguồn: Tổng cục thuế

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy ngành thuế

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo phương thức kết hợp, trong

CHÚ THÍCH Chỉ đạo trực tiếp Hướng dẫn và chỉ đạo theo chức năng Bộ phận QL theo chức năngPhòng tuyên truyền hỗ trợ NTTPhòng kê khai và kế toán thuếPhòng

QL nợ thuế và cường chế thuếCác phòng Ktra giám sát kê khai thuếCác phòng

thanh tra

Bộ phận QL nội

bộPhòng Kiểm tra nội

bộPhòng tổ chức cán bộPhòng HC QT TV

AC Bộ phận QL theo chức năngVụ

Kiểm tra nội bộVụ tuyên truyền hỗ

trợ người nộp thuếVụ kê khai và kế

toán thuếVụ QL nợ và cưỡng chế nợ thuếThanh tra

Bộ phận QL theo chức năngVụ cải cách & HĐHVụ dự tóan thu

thuế Vụ Tổ chức cán bộVăn phòng (Có ĐD tại TPH CM)Vụ Tài vụ quản trị Bộ phận PC-CSVụ CS thuếVụ Pháp chế Đơn vị sự nghiệpTạp chí ThuếTrường nghiệp vụ thuế V ụ Q L th uế T N C N C ục C ôn g N gh ệ T T Vụ H ợp tác qu ốc tế V ụ Q L th uế DN L ớn Ph òn g TH - N V - D T Ph òn g tQ L th uế TN C N Ph òn g T in họ c T ổn g cục th uế C ục th uế C hi cục th uế Bộ phận QL theo chức năngĐội tuyên truyền hỗ trợ NTTĐội kê khai và kế toán thuếĐội QL nợ và cưỡng chế

nợĐội kiểm tra thuế Đ ội ng hi ệp vụ Đ ội Q L th u lệ ph í trư ớc bạ v à th u kh ác Đ ội Q L th uế TN C N u kh ác N hó m tin h ọc th uô c Đ ội kê k ha i kế to án th uế K ế to a u kh ác Đ ội th uế liên ph ườ ng xã u kh ác Tổ H C nh ân sự tà i v ụ qu ản tr ị ấn c hỉ u kh ác Tổng cục trưởng Chi cục trưởng Cục trưởng

đó đặc biệt chú trọng các chức năng được hình thành theo Quyết định 115/2009/QĐ-TTg. Theo đó, tổ chức bộ máy được xây dựng theo mô hình quản lý chủ yếu theo chức năng và có thêm bộ phận quản lý thuế TNCN nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo nghiệp vụ Luật Thuế TNCN có hiệu lực từ tháng 01 năm 2009. Để phù hợp với Luật quản lý thuế, tại Tổng cục thuế , các Ban quản lý thuế theo NNT đã bị xoá bỏ, thay vào đó là các Vụ mới gồm: Vụ Kê khai và kế toán thuế, Vụ Kiểm tra nội bộ, Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Vụ Cải cách và hiện đại hoá.

2.1.6.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế

Quá trình xây dựng kế hoạch là hết sức cần thiết, là cơ sở để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó, cần phải xác định được tương đối lượng vốn có thể huy động được bằng thuế để bố trí, sử dụng, góp phần giải quyết cân đối ngân sách.

Quản lý thu thuế phải thông qua hệ thống các bộ máy như KBNN, Ngân hàng, hệ thống chính quyền các cấp. Do đó, kế hoạch thu thuế được duyệt làm mục tiêu phấn đấu và cơ sở pháp lý mang tính pháp lệnh cho các ngành, các cấp thực hiện. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch thu thuế phải thận trọng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, đảm bảo vừa mang tính tiên tiến để khai thác nguồn thu, tăng thu cho NSNN, vừa mang tính hiện thực phù hợp với khả năng của nền kinh tế và sức đóng góp của DN.

Việc xây dựng kế hoạch thu thuế dựa trên số lượng, quy mô, ngành nghề kinh doanh của NNT, của từng địa phương cũng như cả nước. Trên cơ sở đó mà hình thành kế hoạch thu thuế hàng năm và chia nhỏ theo kỳ thu thuế.

Sau khi kế hoạch thu thuế được xác lập, cơ quan thuế tổ chức thực hiện kế hoạch trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, bố trí thêm nguồn lực khi cần thiết, đặc biệt là sắp xếp lại tổ chức nếu cần, bố trí cán bộ và nhân viên. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu thuế của ngành thuế ở địa phương.

2.1.6.3. Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thu thuế

Quy trình quản lý thu thuế là toàn bộ các khâu công việc được các bộ phận thuộc cơ quan thuế thực hiện theo một trình tự nhất định, với những mốc thời gian nhất định, nhằm bảo đảm cho việc chuyển tiền thuế của NNT vào NSNN một cách thuận tiện, nhanh chóng, đúng pháp luật.

Quy trình quản lý thu thuế là một nội dung rất quan trọng trong hành chính thuế, là một bộ phận cấu thành của hệ thống thuế. Tất cả các cuộc cải cách thuế của các nước trên thế giới trong những năm gần đây đều quan tâm xây dựng quy trình quản lý thu thuế trên cơ sở tổ chức bộ máy và trang thiết bị hiện đại.

Các khâu trong quy trình quản lý thu thuế hiện nay được phân chia theo chức năng quản lý thuế gồm: tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế; kê khai và kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Dưới đây là một số nội dung cụ thể của các khâu này.

Một là, tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế.

Trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế chuyển đổi từ việc chủ yếu sử dụng quyền lực để quản lý sang hỗ trợ, phục vụ để người nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế nhìn nhận người nộp thuế như khách hàng, các đối tượng phục vụ của mình. Do đó, trên cơ sở chủ động nắm bắt nhu cầu của người nộp thuế, cơ quan thuế tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm NNT (chẳng hạn như theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế, theo quy mô) với những hình thức hỗ trợ phong phú, đa dạng phù hợp và chất lượng tốt.

Để nâng cao chất lượng hỗ trợ người nộp thuế, việc thực hiện công tác hỗ trợ phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, cách thức hỗ trợ trong cả nước. Do đó, cơ quan thuế Trung ương (Tổng cục thuế) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác hỗ trợ, xây dựng các quy trình, sổ tay nghiệp vụ. Tổng cục thuế có nhiệm vụ xây dựng và phát hành các tài liệu, ấn

phẩm hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng trên toàn quốc để đảm bảo tính thống nhất khi giải đáp, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế ở các địa phương khác nhau. Đồng thời, để tăng cường chất lượng công tác hỗ trợ, cần phải xây dựng được các tiêu chuẩn phục vụ người nộp thuế như tiêu chuẩn về thời gian trả lời điện thoại, thời gian trả lời văn bản, mức độ chính xác của nội dung trả lời…

Tại các Cục thuế địa phương, bộ phận hỗ trợ có nhiệm vụ triển khai các chương trình kế hoạch do Trung ương đề ra, thực hiện việc tuyên truyền hỗ trợ cho người nộp thuế trên cơ sở các tài liệu do Trung ương xây dựng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Các điểm hỗ trợ, tiếp xúc người nộp thuế ở các Cục thuế phải thuận tiện và thống nhất về mô hình trên toàn quốc.

Hai là, kê khai và kế toán thuế.

Khâu kê khai và kế toán thuế được thực hiện trên nguyên tắc cơ quan thuế giả thiết rằng các NNT đều tự giác và thực hiện tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Khi NNT đã tự tính thuế, tự nộp tờ khai và nộp thuế theo quy định của Luật thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý ngay các tờ khai và chứng từ nộp thuế nhận được. Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, công tác xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và kế toán thuế phải đáp ứng được các yêu cầu:

Thứ nhất, nhận và xử lý các tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế nhanh chóng, chính xác với sự trợ giúp hiệu quả của công nghệ thông tin, đảm bảo chi phí nguồn lực thấp nhất, không gây phiền hà cho người nộp thuế.

Thứ hai, thu thập được dữ liệu để theo dõi tình hình thực hiện và cung cấp thông tin cho các khâu quản lý tiếp theo: phải theo dõi được tờ khai thuế của người nộp thuế từ tờ khai đầu tiên, qua các tờ khai điều chỉnh (nếu có) đến tờ khai cuối cùng, các lỗi người nộp thuế đã mắc, qua đó, cơ quan thuế có thể có biện pháp xử lý phù hợp như: hướng dẫn người nộp thuế tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chưa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chưa phù hợp; hoặc đó là dấu hiệu để xem xét, lựa chọn các trường hợp thanh tra nếu việc mắc lỗi mang tính lặp đi lặp lại

một cách cố ý.

Thứ ba, hạch toán đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và theo dõi thanh toán thuế nhằm tăng cường đôn đốc người nộp thuế kê khai, nộp thuế vào NSNN, đảm bảo tính nợ thuế của người nộp thuế theo từng khoản thuế phải nộp.

Ba là, thanh tra, kiểm tra thuế.

Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế, đồng thời với việc tập trung nguồn lực đảm bảo tuyên truyền, hướng dẫn cho NNT, cơ quan thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi gian lận, trốn thuế và đảm bảo công bằng về việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Trong nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu nhập được đủ các thông tin cần thiết về người nộp thuế để phân tích, đánh giá rủi ro, từ đó lựa chọn đúng đối tượng cần thanh tra, xác định đúng vấn đề, phạm vi cần thanh tra.

Để thực hiện quản lý thuế theo kỹ thuật phân tích rủi ro, cơ quan thuế cần phải có đầy đủ thông tin về người nộp thuế trong một khoảng thời gian nhất định. Các thông tin đầy đủ, kịp thời và tin cậy, được chuẩn hoá, thống nhất trong toàn ngành, được xử lý tập trung ở Trung ương và cơ quan thuế các cấp ở địa phương đều có thể cùng khai thác, sử dụng để đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, giám sát chỉ đạo cấp trung ương đối với hoạt động quản lý thuế của toàn ngành, cũng như hoạt động quản lý trực tiếp người nộp thuế của cơ quan thuế địa phương.

Bộ phận thanh tra tại Tổng cục thuế chịu trách nhiệm xây dựng các chuẩn mực phương pháp thanh tra, xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro và các tiêu chí lựa chọn đối tượng để thanh tra và lập kế hoạch thanh tra trên toàn quốc.

Bộ phận thanh tra tại các Cục thuế địa phương có nhiệm vụ triển khai kế hoạch thanh tra do Tổng cục thuế đề ra. Việc thanh tra phải thực hiện theo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35)