Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 74)

Thực trạng quy trình quản lý thu thuế đối với DNNQD tại Chi cục thuế Gia Lâm thể hiện qua các khâu như sau:

Một là, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được quan tâm thực hiện. Chi cục thuế đã thành lập và đưa vào hoạt động bộ phận “một cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như cần tư vấn và tìm hiểu về chính sách thuế.

Việc tuyên truyền thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai như: báo chí, phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử ngành thuế.

Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp đã từng bước được triển khai như, tổ chức tập huấn, toạ đàm, hướng dẫn các chính sách thuế, thủ tục về thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, Chi cục còn cử cán bộ thuế đến tận trụ sở doanh nghiệp để hướng dẫn cung cấp, cài đặt phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế miễn phí và hướng dẫn, giải

đáp chính sách thuế cho doanh nghiệp theo quy định.

Bộ phận một cửa tại Chi cục thuế được duy trì thường xuyên và phát huy hiệu quả công tác hỗ trợ NNT, thực hiện tốt khẩu hiệu “Biến trí tuệ -

Trách nhiệm - Đạo đức thành Chất lượng - Hiệu quả - Niềm tin”.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tuyên truyền hỗ trợ

Stt Chỉ tiêu Đvt Số lũy

kế

1 Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Buổi 21

2 Tập huấn chính sách về thuế, chế độ kế toán Buổi 25

3 Phát thanh trên Đài Phát thanh lượt 206

4 Phát sóng trên truyền hình Buổi 10

5 Đăng tải trên báo, tạp chí, Website ngành thuế Tin 30 6 Trả lời trực tiếp về chính sách thuế Lượt 750 7 Trả lời bằng điện thoại về chính sách thuế Lượt 1.000 8 Trả lời bằng văn bản về chính sách thuế Lượt 150 9 Cung cấp các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền Lượt 10.900

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm

Qua Bảng 4.3 cho thấy, luỹ kế giai đoạn 2007-2011, Chi cục thuế đã thực hiện được 10 buổi phát sóng truyền hình, 206 buổi phát thanh trên Đài Phát thanh huyện với nội dung phản ánh tình hình hoạt động của ngành thuế, tuyên truyền chính sách pháp luật thuế; đăng tải trên báo, tạp chí, Website ngành thuế với 30 tin, bài liên quan đến chính sách thuế; tổ chức 25 buổi tập huấn chính sách thuế với số người tham dự là 4.010 lượt người. Tổng số lượt đối thoại doanh nghiệp về quá trình thực thi các văn bản pháp luật về thuế và thái độ phục vụ của cơ quan thuế, cán bộ thuế: 21 buổi với tổng số lượt người tham dự: 3.560 lượt người. Tổng số lượt hỗ trợ bằng văn bản hỏi về chính sách thuế và hoá đơn: 150 văn bản. Trả lời trực tiếp chính sách thuế tại bộ phận một cửa: 750 lượt. Trả lời bằng điện thoại: 1.000 lượt. Cung cấp các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền: 10.900 lượt.

nghiệp để cung cấp tài liệu, tập huấn, hướng dẫn, giải đáp mọi vướng mắc về thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, tự giác thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế.

Qua điều tra khảo sát 120 DN (Phụ lục 1) cho thấy, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại Chi cục thuế Gia Lâm tuy có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của DN cũng như yêu cầu của quản lý thuế hiện đại.

Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá của DN về công tác tuyên truyền hỗ trợ

Câu hỏi Tổngsố ý kiến

Ý kiến đánh giá của DN Không phù hợp Ít phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phùhợp SL % SL % SL % SL % SL % Thông tin hỗ trợ từ Website ngành thuế 120 15 12,5 45 37,5 38 31,7 20 16,7 2 1,7 Trả lời trực tiếp về chính sách thuế 120 20 16,7 47 39,2 39 32,5 10 8,3 4 3,3

Trả lời bằng điện thoại

về chính sách thuế 120 15 12,5 30 25,0 44 36,7 25 20,8 6 5,0 Trả lời bằng văn bản về

chính sách thuế 120 4 3,3 32 26,7 54 45,0 28 23,3 2 1,7

Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho DN

120 0 0,0 52 43,3 31 25,8 25 20,8 12 10,0 Tập huấn, đối thoại với

doanh nghiệp 120 12 10,0 50 41,7 30 25,0 26 21,7 2 1,7

Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của CBCC

120 19 15,8 40 33,3 41 34,2 15 12,5 5 4,2 Kỹ năng giải quyết công

việc của CBCC 120 15 12,5 45 37,5 42 35,0 14 11,7 4 3,3

Trang thiết bị phục vụ,

hỗ trợ DN 120 0 0,0 56 46,7 53 44,2 11 9,2 0 0,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, thông tin hỗ trợ từ website ngành thuế có 12,5% ý kiến cho rằng không phù hợp; 37,5% ý kiến đánh giá là ít phù hợp. Mặc dù trong những năm qua, thông tin hỗ trợ từ Website của ngành thuế đã hỗ trợ đắc lực cho DN trong việc tìm kiếm thông tin phục vụ cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, một số chính sách thuế thay đổi, văn bản mới chưa được cập nhật kịp thời, cho nên việc tra cứu các thông tin từ Website của ngành thuế để phục vụ DN còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác trả lời chính sách thuế cũng chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ phiếu đánh giá ít phù hợp tương đối cao. Trả lời trực tiếp có 16,7% ý kiến không phù hợp, có 39,2% ý kiến là ít phù hợp. Trả lời qua điện thoại có 25% ý kiến là ít phù hợp.

Công tác cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho DN, có 43,3% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Do đó, Chi cục thuế cần thay đổi về cách thức cung cấp tài liệu, văn bản, nên cung cấp các loại văn bản có thông tin rõ ràng, các nội dung văn bản, tài liệu thiết thực cho doanh nghiệp.

Công tác tập huấn đối thoại với DN còn sơ sài, chưa thuyết phục được người nộp thuế có 41,7% ý kiến đánh giá là ít phù hợp. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải xây dựng những kịch bản có chất lượng, nội dung phong phú, người truyền đạt có sức thuyết phục, cơ quan quản lý thuế phải biết DN cần những thông tin gì để tập huấn, hỗ trợ.

Về tinh thần thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CBCC thuế đối với DN có 15,8% ý kiến không phù hợp; 33,3% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Qua khảo sát đánh giá này, Chi cục thuế cần phải xem xét chấn chỉnh lại thái độ phục vụ và văn hoá ứng xử của CBCC thuế đối với DN. Trong tiến trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế thì DN không phải là đối tượng bị cơ quan thuế quản lý mà là người bạn đồng hành với cơ quan thuế cùng thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế.

Về kỹ năng giải quyết công việc của CBCC thuế có 12,5% ý kiến đánh giá không phù hợp và 37,5% ý kiến ít phù hợp. Đây là tỷ lệ khá cao, đòi hỏi ngành thuế cần kiện toàn, tổ chức lại bộ máy, tăng cường mở các lớp nghiệp vụ quản lý chuyên sâu. Đây là vấn đề quan trọng trong việc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

Về trang thiết bị phục vụ hỗ trợ DN có 46,7% ý kiến ít phù hợp. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa về trang thiết bị nhằm phục vụ DN ngày càng tốt hơn.

Tồn tại, hạn chế:

Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế về tinh thần tự giác, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN còn nghèo nàn. Các chương trình tuyên truyền về thuế chưa thành hệ thống, chưa có các chiến dịch vào mùa cao điểm (như thời gian nộp hồ sơ BCTC, khai thuế GTGT). Chưa xây dựng được các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho DN theo các phương thức hiện đại như: Trung tâm trả lời điện thoại tự động các vướng mắc của DN, thư điện tử tự động; chưa có các dịch vụ cung cấp hướng dẫn trọn gói cho doanh nghiệp cùng với tờ khai thuế.

Hai là, công tác kê khai và kế toán thuế.

Chi cục thuế Gia lâm xác định công tác kê khai kế toán thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của Luật quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác kê khai kế toán thuế là tiền đề, cơ sở dữ liệu trong quá trình quản lý thuế.

Quản lý được số lượng DN là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được DN thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt. Thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng DN đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp Lãnh đạo Chi cục nắm bắt được tình hình kinh doanh của các DN, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản của DN. Từ đó, có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả. Thực chất của việc quản lý DN đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng mã

số thuế. Theo quy định của luật thì mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động.

Đăng kí thuế và quản lý NNT.

Công tác cấp mã số thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh và mã số thuế thu nhập cá nhân được Chi cục triển khai đúng quy định: thường xuyên đối chiếu, rà soát MST, bổ sung thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế có thông tin thay đổi...đảm bảo 100% người nộp thuế được cấp mã số thuế.

Từ 01/7/2007 trở về trước, việc đăng ký cấp mã số thuế được coi là công việc đầu tiên của quy trình quản lý thu thuế đối với DNNQD. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Luật quản lý thuế, quản lý thu thuế theo chức năng thì công tác đăng ký thuế có quy trình riêng. Việc đăng ký cấp mã số thuế được ứng dụng tin học ngay từ khi có quy định của Chính phủ về tổ chức cấp mã số thuế.

Chi cục thuế Gia Lâm thực hiện việc đăng ký mã số thuế đối với NNT theo quy trình đăng ký thuế. NNT lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa Chi cục thuế. Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học nhập tờ khai đăng ký thuế vào Chương trình đăng ký và cấp mã số thuế TINCC (cấp Chi cục). Toàn bộ thông tin được truyền lên Cục thuế TP Hà Nội, sau đó truyền lên Tổng cục thuế. Khi Tổng cục thuế trả về, Cục thuế truyền trả lại cho Chi cục thuế để Chi cục in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho NNT.

Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ NNT được chuyển vào các danh bạ của chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê khai nộp thuế của từng NNT. Tại Tổng cục thuế, thông tin đăng ký thuế của tất cả NNT toàn quốc được lưu trữ và được truyền trực tiếp cho Tổng cục Hải quan để sử dụng mã số thuế chung.

Tất cả các NNT ngừng hoạt động đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấp Cục thuế để xử lý việc ngừng và đóng mã số thuế.

Trong quá trình thực hiện, cán bộ xử lý đã có nhiều biện pháp xử lý nhanh, chính xác, lập phiếu xử lý hồ sơ để giám sát. Vì vậy, thời gian cấp mã số thuế, trả cho NNT luôn sớm hơn so với quy định. Một số kết quả đăng ký cấp mã số thuế tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm, Cục thuế TP Hà Nội đến nay được thể hiện như Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả đăng ký cấp mã số thuế đến ngày 31/12/2011

Đơn vị: số mã thuế Loại hình NNT Mã số thuế đã cấp Mã số thuế ngừng hoạt động Mã số đang hoạt động Tổng số 14.896 7.525 7.371 1. DNNQD 1.985 738 1.247 - Công ty TNHH 1.229 465 764 - Công ty cổ phần 631 217 414 - DNTN 78 49 29 - HTX 38 6 32 - Cơ sở KD khác 9 1 8

2. Tổ chức kinh tế của đoàn thể 10 7 3

3. Đơn vị sự nghiệp, vũ trang 198 6 192

4. Loại hình tổ chức khác 6 1 5

5. Hộ kinh doanh cá thể 11.503 6.771 4.732

6. Cá nhân có thu nhập cao 1.194 2 1.192

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm

Qua Bảng 4.6 cho thấy, công tác cấp mã số thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh và mã số thuế thu nhập cá nhân được Chi cục triển khai đúng quy định: thường xuyên đối chiếu, rà soát mã số thuế, bổ sung thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế có thông tin thay đổi...đảm bảo 100% người nộp thuế được cấp mã số thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế kịp thời. Kết quả là tính đến ngày 31/12/2011, Chi cục đã cấp mã số thuế cho 11.503 mã số thuế hộ kinh doanh cá thể và 1.194 mã số thuế cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, 214 mã số thuế cho tổ chức khác, thực hiện thủ tục

đóng cửa 738 mã số thuế cho doanh nghiệp, 6.771 mã số thuế cho các hộ kinh doanh giải thể, bỏ trốn, mất tích.

Tồn tại, hạn chế:

Theo quy định hiện nay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp, cho nên gây khó khăn trong công tác quản lý các DN mới thành lập. Bên cạnh đó, công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chưa chặt chẽ cho nên dẫn đến việc chưa nắm bắt kịp thời số DN thành lập để đôn đốc đăng ký kê khai thuế.

Thực tế hàng năm còn một số lượng lớn DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế. Theo số liệu thống kê thì có trên 10% số doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thực hiện đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế.

Mặt khác, quy định hiện nay về thành lập và giải thể DN quá dễ dàng, cho nên có nhiều DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đăng ký thuế. Trong khi đó, chế tài để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do đó tạo kẻ hở cho các DN vi phạm.

Tình hình xử lý tờ khai và kế toán thuế

Hàng tháng hay theo kỳ thuế, theo quy định của pháp luật, NNT lập tờ khai thuế gửi Chi cục thuế đúng hạn. Tờ khai thuế được kiểm tra và chuyển tới Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học để nhập vào hệ thống. Tất cả dữ liệu liên quan đến số thu (như việc ghi thu, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, phạt thuế) cũng được nhập vào, sau đó hệ thống tự tính thuế, lập sổ và khi cần thiết thì in ra thông báo thuế có chữ ký điện tử của Chi cục trưởng để gửi tới NNT. Theo quy định, NNT tự lập chứng từ (giấy nộp tiền) đến nộp tiền thuế tại KBNN. KBNN chuyển một liên giấy nộp tiền cho Chi cục thuế, sau đó Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán

thuế và tin học lại nhập chứng từ vào hệ thống, hệ thống tự trừ số đã nộp để rút số thuế còn phải nộp chuyển kỳ sau. Chương trình ứng dụng quản lý thuế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w