Thu thuế và quản lý thu thuế đối với DNNQD

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 29)

Theo nghĩa hẹp, thu thuế là một trong bốn khâu cơ bản của hoạt động thuế nhà nước, bao gồm: tuyên truyền, hỗ trợ; kê khai thuế, tính thuế; thu-nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế. Theo đó, thu thuế là việc thu-nộp tiền thuế vào NSNN được thực hiện bởi các cơ quan chức năng thu thuế.

Theo nghĩa rộng, thu thuế bao gồm một “chuỗi” công việc có liên quan mật thiết với nhau nhằm đảm bảo cho tiền thuế - nghĩa vụ thuế của DN được thực hiện, được thu vào NSNN.

Quản lý thu thuế là một bộ phận của quản lý nhà nước về thuế. Quản lý nhà nước về thuế nói chung là hoạt động nhằm đảm bảo sự thực thi nghiêm chỉnh pháp luật về thuế thông qua sự tự giác của chính đối tượng nộp thuế và sự hỗ trợ của cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Quản lý thu thuế đối với DNNQD là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế đối với các DNNQD nhằm động viên nguồn thu vào NSNN.

DNNQD nói riêng bao gồm ba hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu thuế. Chức năng chủ yếu của quản lý ở đây là kiểm soát sự tuân thủ và áp dụng các hình thức phạt theo luật thuế để răn đe những đối tượng nộp thuế vi phạm. Đồng thời, quản lý thu thuế cũng đảm bảo bên thứ ba có giao dịch mua bán hay cung cấp dịch vụ với đối tượng nộp thuế phải báo cáo đầy đủ, trung thực các giao dịch kinh tế có phát sinh thuế nộp NSNN theo quy định của luật.

Hoạt động thu thuế đối với DNNQD bao gồm các khâu: đăng ký thuế, xử lý tờ khai và kế toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế.

Trên phạm vi cả nước, quản lý thu thuế đối với DNNQD bao gồm các hoạt động: hoạch định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành quy trình thủ tục, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện các khâu công việc.

Theo Luật quản lý thuế (có hiệu lực thi hành từ 01/07/2007), cơ quan thuế quản lý thu thuế theo bốn chức năng chính: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra với các quy trình để phục vụ cho quản lý thu thuế nói chung hay quản lý thu thuế đối với DNNQD nói riêng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w