Thực hiện tốt các khâu trong quy trình quản lý thu thuế đối với DNNQD

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 99)

DNNQD

4.3.2.1 Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với DN

Qua khảo sát đánh giá của DN về công tác truyên truyền hỗ trợ tại Bảng 4.5 thì đa số các ý kiến đánh giá của DN về công tác tập huấn hỗ trợ DN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vì vậy, Chi cục thuế cần xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đảm bảo hiệu quả, thiết thực; đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế. Tổ chức điều

tra nhu cầu của xã hội và nhu cầu của người nộp thuế để có biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp.

Tăng cường áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế theo phương pháp quản lý rủi ro; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức như Hội nghị tuyên truyền, tập huấn; trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài của địa phương. Tạo mọi điều kiện thông thoáng trong việc cung cấp các thông tin về chính sách chế độ thuế, giải đáp kịp thời các vướng mắc, động viên các doanh nghiệp, tổ chức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế.

Lập kế hoạch phát triển các hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tập trung tuyên truyền hỗ trợ theo nhu cầu của DN.

Xây dựng và triển khai hình thức trao đổi thông tin trực tuyến và thư điện tử với NNT, thông qua hệ thống mạng ngành Thuế.

Tổ chức xây dựng mẫu biểu, phương pháp điều tra đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đối với DN. Triển khai điều tra, thu thập thông tin đánh giá hàng năm từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, Ban Tuyên giáo huyện uỷ để mở rộng mạng lưới tuyên truyền về thuế: mở các chuyên mục “thuế và DN”, “thuế và cuộc sống”, “phổ biển pháp luật thuế, chính sách thuế”; xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền về thuế trên các bảng quảng cáo điện tử.

Tổ chức các "cầu nối", "đường dây nóng" về pháp luật, chính sách thuế với DN. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ kinh tế xã hội phát triển rất đa dạng, phức tạp, cộng với các chế độ chính sách về thuế thường xuyên được bổ sung, sửa đổi với số lượng thông tin văn bản lớn. Trên

thực tế, các DNNQD rất khó nắm bắt được kịp thời. Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, cũng có những biểu hiện chưa chuẩn xác từ phía cán bộ quản lý thuế như gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực... Vì vậy, cần có các "cầu nối", "đường dây nóng" về pháp luật, chính sách thuế với DN. Các kênh cầu nối bao gồm: điện thoại, địa chỉ e-mail hoặc trang website.

Về hỗ trợ và tư vấn, cơ quan thuế cần có một đội ngũ chuyên sâu, chuyên nghiệp về tư vấn thuế cho DN, nắm chắc nghiệp vụ chính sách và thành thạo về kỹ năng kỹ thuật, sẵn sàng làm mẫu, làm thử khi cần thiết, địa điểm tại cơ quan thuế hoặc đến trụ sở DN, đồng thời có phẩm chất nghề nghiệp, tinh thần phục vụ cao miễn phí, “coi DN là bạn đồng hành” “là khách hàng” sẵn sàng chăm sóc phục vụ.

Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế. Trên cơ sở đó, thực hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời vào NSNN.

Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải.

Lập mối quan hệ thân thiện, thường xuyên giữa cơ quan Thuế với các DN, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ NNT tại Chi cục thuế Gia Lâm. Giải đáp thắc mắc của NNT có thể là ở tại đội tuyên truyền hỗ trợ và trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính.

Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên tryền, phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho DN.

Củng cố bộ máy tổ chức làm công tác tuyên truyền thuế đủ mạnh, đặc biệt là ở các Đội thuế giao dịch trực tiếp với NNT. Cần phải tăng cường đội ngũ tuyên truyền viên chuyên sâu, không những có kiến thức về kinh tế, tài

chính mà còn hiểu biết chế độ kế toán, tài chính doanh nghiệp, giỏi nghiệp vụ thuế, đã kinh qua thực tiễn, biết ứng xử trong giao tiếp. Phấn đấu 100% cán bộ thuế đều là các tuyên truyền viên thuế. Đặc biệt, tuyên truyền thuế phải chú ý cả hai chiều, chiều từ phía cơ quan quản lý thuế đến NNT và chiều thông tin phản hồi. Sử dụng đồng thời các công cụ quản lý thuế kết hợp giáo dục, hành chính, kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền thuế mới đem lại hiệu quả.

Cung cấp dịch vụ thuế gồm nhiều nội dung như:

Hướng dẫn, giải thích nội dung các Luật thuế, giúp các đối tượng nộp thuế cập nhật nhanh những thay đổi bổ sung trong Luật để thực hiện cho đúng.

Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.

Giải đáp những thắc mắc của đối tượng nộp thuế xung quanh việc thực hiện Luật thuế như cách sử dụng hóa đơn chứng từ, cách ghi chép sổ sách kế toán liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ về thuế phát sinh.

Cung cấp những thông tin liên quan như: những doanh nghiệp không có thật, những doanh nghiệp ngừng hoạt động, các hóa đơn không còn giá trị lưu hành.

Xây dựng trang thông tin điện tử (Website) của Chi cục thuế

Đa số các DN hiện nay đã sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho việc SXKD. Để khai thác thế mạnh này, Chi cục thuế cần xây dựng và vận hành trang Web của Chi cục thuế với nội dung phong phú và thiết thực cho DN như thông tin trong việc thay đổi chính sách thuế, thông tin về DN giải thể, phá sản, bỏ trốn, vi phạm… để các DN cảnh giác khi thực hiện các hợp đồng kinh doanh cũng như giao nhận hoá đơn. Bên cạnh đó, cũng có thể đưa lên trang Web này thông tin về các DN thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, các DN còn nợ thuế, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế.

DNNQD

Bổ sung kịp thời quy định về cấp mã số thuế đối với DN. Theo đó, khi cấp mã số thuế cho DN, cơ quan thuế phải tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế cho người đại diện theo pháp luật của DN. Đối với DN đã được cấp giấy phép kinh doanh sau ba tháng không thực hiện khai thuế cơ quan thuế thực hiện ngay việc đóng mã số thuế mà không cần phải kiểm tra tình trạng tồn tại của DN. Nếu sau đó DN đến kê khai thuế thì phải thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo qui định.

Chi cục rà soát lại danh sách các doanh nghiệp thành lập được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, số doanh nghiệp đã đăng ký thuế được cấp mã số thuế trên địa bàn. Dựa trên hệ thống thông tin của Tổng cục thuế, Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội và Cục thuế TP Hà Nội.

Triển khai kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thông tin về các trường hợp thành lập DN mới, các biến động của DN đang hoạt động như chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh...một cách nhanh chóng, chính xác.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quá trình quản lý thuế mà đặc biệt là công tác kê khai thuế. Phải thực hiện việc kê khai thuế qua mạng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT.

Đẩy mạnh công tác kê khai - kế toán thuế, quản lý người nộp thuế trong đó tập trung:

Hỗ trợ 100% doanh nghiệp áp dụng mã vạch hai chiều trong kê khai thuế. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp mới thành lập và kể cả kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Tiếp tục lập cơ sở dữ liệu NNT nhằm phục vụ tốt nhu cầu khai thác thông tin, phân tích, đánh giá theo yêu cầu của công tác quản lý thuế và triển khai các dự án hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

xử lý hồ sơ cho phù hợp khoa học để cấp mã số thuế nhanh gọn, nếu điều kiện cho phép thì hẹn trả sớm hơn so với quy định. Về phân loại đối tượng đăng ký thuế, cần nắm rõ đặc thù, loại hình, cơ cấu tổ chức và tính pháp nhân của từng DN để xác định chính xác trường hợp đăng ký bảo đảm thống nhất để quản lý thuế đúng trong suốt quá trình tồn tại hoạt động của DN.

Về thủ tục kê khai, tăng cường trợ giúp DNNQD ngay từ khâu kê khai tính thuế đến chuyển hồ sơ khai thuế đến nơi nhận và thủ tục tiếp nhận. Đa dạng hoá các hình thức kê khai tính thuế xu hướng cơ bản là kê khai thuế điện tử.

Về xử lý tờ khai, bố trí tiếp nhận kịp thời, không ùn tắc, không để DN phải chờ (trong trường hợp DN đến nộp trực tiếp). Sau khi tiếp nhận, kiểm tra xử lý ngay, ngày nào hoàn thành kết thúc ngày đó để phát hiện những sai sót và thông báo sớm cho DN chỉnh sửa.

4.3.2.3 Đẩy mạnh công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

Chi cục cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết hơn nữa để cưỡng chế và truy thu thuế như phong toả tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để thu hồi nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật quản lý thuế. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về sau.

Giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ. Coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời, có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.

Cần tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Phân tích cụ thể, chính xác các khoản nợ đọng thuế, xác định được tuổi nợ thuế. Hình thành một hệ thống biểu mẫu theo dõi các khoản nợ, số nợ, tuổi nợ của các DN. Xác định chính xác 100% số nợ dưới 30 ngày, từ 30 ngày đến 90 ngày, trên 90 ngày và nợ của từng năm trước.

Đối với những khoản nợ do những DN đã giải thể, mất tích cần lập hồ sơ trình Bộ Tài chính làm thủ tục xoá nợ thuế. Đối với những khoản nợ có

khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh như phát lệnh thu qua ngân hàng để trích tiền từ tài khoản nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế.

Đối với các khoản nợ đọng thuế mà doanh nghiệp chây ỳ thì thường xuyên đôn đốc nhắc nhở nếu không thực hiện thì áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế như ra lệnh trích khoản tiền gửi ngân hàng, kê biên tài sản bán đấu giá, thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh.

Đối với các khoản nợ thường xuyên thì áp dụng biện pháp xử phạt 0,05% /ngày đối với thời gian nộp chậm.

Xây dựng hệ thống tiêu thức đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo từng mức độ áp dụng.

Áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình SXKD và báo cáo tài chính của NNT trong công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Từ đó, xây dựng kế hoạch thu nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiện thu nợ theo kế hoạch đề ra.

Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; xây dựng hệ thống hỗ trợ đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thu nợ và cưỡng chế thu nợ. Kịp thời báo cáo UBND huyện Gia Lâm để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế có liên quan.

Tiếp nhận và triển khai chương trình ứng dụng quản lý nợ cấp Chi cục và các phần mềm hỗ trợ việc thống kê, theo dõi số liệu giảm, miễn thuế, gia hạn nộp thuế khi Cục thuế triển khai để cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo việc phân loại nợ được chính xác.

chính DN, xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của DN. Từ đó, có kế hoạch, biện pháp thu nợ phù hợp.

Đào tạo cán bộ theo kỹ năng của công tác thu nợ phù hợp với từng cấp quản lý và cơ chế quản lý đảm bảo cán bộ có đủ năng lực và hiệu quả công việc.

4.3.2.4 Tăng cường kiểm tra về thuế, đổi mới hoạt động kiểm tra thuế đối với DNNQD

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Tăng cường phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro để kiểm tra tại doanh nghiệp trốn lậu thuế. Kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, không hợp lý, có thể chia ra các nhóm hành vi vi phạm của doanh nghiệp như: Nhóm hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hoá đơn; nhóm hành vi vi phạm kê khai và nộp thuế; nhóm hành vi vi phạm chế độ kế toán.

Đảm bảo 100% số lượng doanh nghiệp được lập kế hoạch dự kiến kiểm tra thuế phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm, báo cáo tài chính.

Thực hiện ngay biện pháp phân loại DN để có kế hoạch quản lý thích hợp. Đối với các doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể hoặc nhiều tháng không kê khai, cần tập trung xử lý dứt điểm. Đối với các doanh nghiệp không tồn tại, không liên hệ được hoàn tất thủ tục thông báo bỏ trốn. Tổ chức kiểm tra ngay địa điểm đặt văn phòng giao dịch, tìm hiểu, liên hệ người cho thuê văn phòng để nắm chắc thông tin cần thiết.

Yêu cầu 100% DN kinh doanh vàng bạc trên địa bàn huyện phải đăng ký với Chi cục thuế mẫu hoá đơn tự in để kiểm soát được doanh thu bán ra.

Đội kiểm tra phải tăng cường giám sát, nắm bắt thông tin các sai phạm của doanh nghiệp để chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Đặc biệt, đối với các đơn vị xuất hoá đơn khống, xin hoá đơn, bỏ sót doanh thu.

Sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro và phân loại doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo kế hoạch cho phù hợp, cụ thể: Đối với những doanh nghiệp thường xuyên sai phạm thì cần phải có kế hoạch kiểm tra mỗi năm một lần. Đối với những doanh nghiệp có sai phạm nhưng không thường xuyên thì khoảng hai đến ba năm kiểm tra một lần, các doanh nghiệp còn lại

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w