Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại công ty TNHH quản lý quỹ ssiam (Trang 76)

2.3.2.1. Những hạn chế

Mặc dù có thể đạt mức tăng trưởng NAV tương đối tốt với mức độ rủi ro thấp, song nhìn chung, hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của công ty Quản lý quỹ SSIAM chưa thật sự tốt.

Một là, mức độ biến động giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư do SSIAM quản lý chưa thực sự thuyết phục các nhà đầu tư ủy thác. Trong giai đoạn năm 2012 khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi chỉ số VN- Index tăng trưởng trên 10%, NAV của các quỹ hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trên 14% ,thì mức tăng trưởng NAV của SSIAM lại khá khiêm tốn với 6,5%. Danh mục đầu tư của SSIAM chưa thíc nghi được với sự thay đổi của thị trường, danh mục đầu tư chỉ tập chung vào lĩnh vực nông nghiệp là chính mà chưa đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác.

Đồng thời, khi so sánh hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của SSIAM với hiệu quả đầu tư vào vàng của các nhà đầu tư trong cùng thời kỳ, có sự chênh lệch đáng kể. Từ (đồ thị 2.1) được trình bày dưới đây, dễ nhận thấy xu hướng chung của giá vàng trong giai đoạn từ đầu năm 2010 đến hết năm 2012 là xu hướng tăng. Xu hướng này còn được dự báo là tiếp tục tăng trong thời gian dài tới.

Nếu so với mức tăng trưởng trong cùng giai đoạn của VN-Index (khoảng -19%) hay tăng trưởng giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư do SSIAM quản lý (khoảng 15%) thì con số tăng trưởng của giá vàng là vô cùng ấn tượng (76%). Do đó, khó có thể phủ nhận hiệu quả đầu tư vượt trội từ vàng và quan điểm cho rằng “ đầu tư vào vàng là đầu tư an toàn, hiệu quả cao, khả năng thành khoản tốt” của nhiều nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay.

Đồ thị 2.1 Tăng trƣởng của Vàng giai đoạn 2010-2012

Nguồn: http://www.sjc.com.vn

Hai là, mức tăng trƣởng giá trị tài sản ròng thực của danh mục đầu tƣ do SSIAM quản lý sau khi loại trừ yếu tố lạm phát ở mức khá thấp. Thực tế cho thấy để đánh giá hiệu quả quản lý thực của một danh mục đầu tư trong dài hạn, các chuyên gia thường phải căn cứ vào con số thực của tăng trưởng, tức là quan tâm đến mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng trên cơ sở đánh giá tác động của lạm phát, tỉ giá hay xem xét giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư sau khi đã loại trừ yêu tố lạm phát, tỉ giá bởi lạm phát và tỉ giá thường tác động tới hiệu quả quản lý danh mục đầu tư trong dài hạn.

Căn cứ vào (Bảng 2.11) có thể thấy mức độ tăng trưởng NAV của SSIAM ở mức rất thấp so với lợi suất thu được từ việc tiền gủi ngân hàng tại các ngân hàng thương mại với cùng lỳ hạn. Bên cạnh đó nếu đem so sánh với chỉ tiêu lạm phát của Việt Nam từ năm 2010 đên 2012 thì con số tăng trưởng giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư do SSIAM quản lý so với giá trị đầu tư ban đầu (giá trị vốn đầu tư ủy thác lũy kế theo hợp đồng) trong 3 năm trên thực tế chỉ đạt là -7,87% (năm 2010), -14,81% (năm 2011), -0,61% (năm 2010) thấp hơn nhiều so với con số danh nghĩ đã đạt được trước đó

Bảng 2.11 Tổng hợp tăng trƣởng giá trị tài sản ròng, lạm phát và lãi suất huy động VND của các NHTM cuối năm 2012,2011 và 2010

STT Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 1 Tỷ lệ tăng trưởng NAV % 6,2 4,4 3,63

2

Lãi suất huy động VNĐ trung bình kỳ hạn 1 năm tại các NHTM % 12,44 18 7,9 3 Tỷ lệ lạm phát % 6,81 18,58 11,5 4 Tỷ lệ tăng trưởng có tính tới yếu tố lạm phát % -0,61 -14,81 -7,87

Nguồn: stox.vn, tổng cục thống kê 2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của Công ty Quản lý quỹ SSIAM chưa thực sự làm hài lòng khách hàng nằm ở chỗ các quyết định đầu tƣ của ban lãnh đạo còn chƣa khoa học, khá thận trọng và chưa năng động trong việc cơ cấu danh mục đầu tư mà điển hình là trong giai đoạn năm 2012 khi nền kinh tế vĩ mô đã có nhiều tín hiệu chuyển biến tích cực, chỉ số Vn-Index tăng trưởng tốt nhưng danh mục đầu tư của SSIAM không có nhiều biến động, vẫn tập chung vào các công ty trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đây là các công ty mà tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán rất thấp và ít được các nhà đầu tư cá nhân quan tâm tới.

Đồng thời, sự hạn chế về số lƣợng và trình độ chuyên môn của các chuyên viên nghiệp vụ đã dẫn tới tình trạng bỏ qua một số bước quan trọng trong phân tích đầu tư, đặc biệt là phân tích dự báo kinh tế và phân tích cơ bản chứng khoán tại SSIAM. Vấn đề của SSIAM nằm ở sự bất cân xứng về nhân lực giữa bộ phận trực tiếp tham gia quản lý đầu tư danh mục và bộ phân hỗ trợ

(bộ phận đầu tư có 17 nhân viên trong khi bộ phận hỗ trợ chỉ có 7 nhân viên)… Do đó, bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ phía thị trường như lạm phát cao, lãi suất ngân hàng tăng mạnh. Dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán yếu, nguồn cung ứng chứng khoán tăng cao, niềm tin của giới đầu tư sụt giảm mạnh thì nguyên nhân bên trong dẫn tới mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư do SSIAM quản lý trong giai đoạn 2010 đến 2012 chưa thực sự thuyết phục lại xuất phát từ sự yếu kém của những chuyên viên phân tích trong SSIAM khi tiến hành phân tích cơ bản, phân tích ngành, phân tích lựa chọn cổ phiếu của các công ty đang được niêm yết trên thị trường.

Bên cạnh đó, quy trình quản lý danh mục đầu tƣ của SSIAM còn nhiều thiếu sót. Thực tế cho thấy,SSIAM mới chỉ chú trọng tới việc điều tra mã chứng khoán một cách rời rạc, thiếu liên kêt, dựa trên những số liệu thu thập trong quá khứ mà thiếu đi bước phân tích thị trường, phân tích ngành, phân tích xu hướng. Mặt khác, khi xem xét cơ cấu các loại tài sản tài chính trong toàn bộ danh mục đầu tư của SSIAM khả năng đa dạng hóa chứng khoán đầu tư (cổ phiếu niêm yết) của công ty là rất thấp,đồng thời thiếu sự đa dạng về mặt đầu tư. Dễ nhận thấy ở thị trường tài chính Việt Nam, có những loại tài sản không chỉ có những khả năng lưu giữ giá trị tốt, có khả năng phòng tránh được sự giảm giá của đồng tiền (phòng tránh lạm phát) mà còn là công cụ đầu tư hữu hiệu trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động mạnh và khả năng thành khoản cao như vàng hay bạc vẫn chưa được tính đến trong danh mục tài sản đầu tư của SSIAM. Do đó có thể thấy việc chỉ tập trung vào đầu tư chứng khoán, việc rụt rè, chậm điều chỉnh cơ cấu đầu tư chính là nguyên nhân khiến cho SSIAM mất đi cơ hội vừa có thể đối phó được tình hình lạm phát đang ngày một gia tăng, vừa mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư ủy thác, vừa tránh được điều chỉnh liên quan tới thuế thu nhập cá nhân (đầu tư vào vàng chưa phải chịu thuế thu nhập cá nhân) vừa đảm bảo tính an toàn cao và khả năng thanh khoản tốt cho toàn bộ danh mục đầu tư của mình.

Mặt khác, trên thực tế, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Quản lý quỹ SSIAM còn nhiều bất cập. Bộ máy tổ chức còn khá cồng kềnh, tổng số lượng nhân viên trong công ty có 28 thành viên trong đó có tới 5 người là ở vị trí lãnh đạo bao gồm (Chủ tịch, tổng giám đốc và ba phó tổng giám đốc) mọi quyết định đầu tư đều dựa trên các quyết định của chủ tịch SSIAM và tổng giám đốc SSIAM. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của những quyết định có phần cảm tính của công ty trong thời gian qua, những quyết định mua bán không dựa trên giá trị nội tại của chứng khoán dẫn tới hậu quả là làm cho giá trị tài sản ròng của danh mục có mức tăng trưởng thấp so với thị trường trong năm 2012. Trong khi đó nhiệm vụ chính của bộ phận tư vấn đầu tư mới chỉ dừng lại ở việc đề ra phương hướng chung nhất cho toàn bộ quy trình đầu tư dựa trên những phân tích sẵn có của bộ phận phân tích của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI gây ra sự lãng phí nhân lực không cần thiết.

b. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh nguyên nhân bên trong còn phải kể đến nguyên nhân bên ngoài khiến cho giá trị tài sản ròng của SSIAM có mức tăng trưởng thấp, đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn trực tiếp tù khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ kể từ giữa năm 2007 đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới nói chung, tới thị trường chứng khoán Việt Nam và tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư của SSIAM nói riêng trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua giai đoạn suy thoái, thậm chí có những thời điểm VNIdex giảm xuống tới -50%.

Trong khi đó, cơ cấu quản lý thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập. Hiện tại, thẩm quyền của ủy ban chứng khoán trong việc can thiệp và điều hành thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất khiêm tốn. Do đó, những quyết định của Ủy ban chứng khoán không mang tính răn đe cao và Ủy ban chứng khoán cũng khó lòng phản ứng linh hoạt trước những biến động liên

tục từng giờ từng phút của thị trường khi không độc lập ra quyết định với những vấn đề liên quan trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Điều này đã gián tiếp gây không ít khó khăn cho quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của SSIAM trong khoảng thời gian này.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân và cũng là khó khăn cho các quỹ trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị tài sản ròng khi thị trường đang lên điểm liên quan đến cơ chế của bản thân công ty và các quy định của pháp luật, không linh hoạt như nhà đầu tư cá nhân, trong quá trình quản lý danh mục đầu tư, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các kế hoạch, chiến lược được đề ra từ trước nhằm đảm bảo những giới hạn trong đầu tư, đặc biệt là yêu cầu bảo toàn vốn cho nhứng nhà đầu tư ủy thác. Thông thường, trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư hầu hết các nhà đầu tư đều sẵn sàng chấp nhận thời gian đầu tư dài với mức độ rủi ro cao hơn để đạt được mức lợi nhuận hoàn vốn lớn hơn. Tuy nhiên, khi thời gian đáo hạn hợp đồng ngày càng ngắn lại, các nhà đầu tư ít chấp nhận rủi ro hơn và đến cuối của cuộc hành trình, họ chỉ mong muốn mức lợi tức vừa phải với độ an toàn cao cho danh mục đầu tư của mình. Do vậy, nguyên tắc an toàn, ít rủi ro luôn được công ty quản lý quỹ quan tâm hàng đầu trong quá trình quản lý danh mục, gây trở ngại trong việc chớp cơ hội hay chuyển hướng đầu tư khi thời cơ đến. Ngoài ra, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các công ty quản lý quỹ cũng khá khắt khe như không cho phép đầu cơ (Bán khống) trong giai đoạn thị trường đi xuống, không sử dụng các đòn bẩy tài chính như đối với nhà đầu tư cá nhân. Do đó, để dung hòa các mục tiêu trái ngược nhau như vừa đạt mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng cao vừa đảm bảo an toàn vốn thì đặt bài toán so sánh mức tăng trưởng của danh mục đầu tư và thị trường có thể là khập khiễng.

Mặt khác, trong giai đoạn từ 2010 đến 2012, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn như tỷ lệ lạm phát, nợ xấu tăng cao, lãi suất huy

động cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng mạnh khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng dẫn tới các hoạt động kinh doanh của nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và ngân hàng lƣu ký không đƣợc khả quan, khiến giá chứng khoán liên tục sụt giảm, dẫn tới sự tuột dốc của các chỉ số thị trường, càng gây khó khăc cho việc quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ. Khi các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký phải đối mặt với tình hình kinh doanh ảm đạm, những ưu đãi về giá phí với công ty quản lý cũng không còn như trước, do đó gián tiếp làm giảm hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của công ty.

Như vậy, nhìn chung từ năm 2010 đến năm 2012, hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM có xu hướng tăng nhưng mức tăng rất thấp và chưa thực sự thuyết phục các nhà đầu tư ủy thác. Kết quả là do ảnh hưởng của những biến động không mấy khả quan trên thị trường chứng khoán với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với sự cạnh tranh của các đối thủ, sự sụt giảm niềm tin vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư và sự thiếu chuyên nghiệp trong tổ chức danh mục đầu tư tại công ty. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư, công ty TNHH quản lý quỹ SSIAM cần phải thực hiện một loạt các giải pháp quan trọng trên cơ sở cần phải có sự hợp tác tích cực của các bên hữu quan.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ QUỸ SSIAM

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tại công ty TNHH quản lý quỹ ssiam (Trang 76)