Nồng độ Troponi nT của bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ Lp - PLA2 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (Trang 65)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.3.Nồng độ Troponi nT của bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Ngày nay test Troponin T nhạy cảm cho kết quả đến 80% bệnh nhân NMCT cấp có Troponin T tăng sớm trong vòng 2 -3 giờ sau đau thắt ngực. Theo C.Bernadette và cs ghi nhận Troponin T tăng sớm trong vòng 4 – 6 giờ, đến nồng độ đỉnh vào lúc 18 giờ và hãy còn cao hơn bình thường đến 6 – 8 ngày sau NMCT [1e].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ Troponin T máu trung bình chung là 1683,28 ± 8003,81. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ Troponin T giữa nam và nữ ( p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều các tác giả khác, nghiên cứu của Phan Thị Thu Ngân nồng độ Troponin T là 28,11 ± 44,41 ng/ml[2e], Lê Kim Khánh là 35,6ng/ml[1e], Lê Thị Bích Thuận là 63 ± 9ng/ml [1a]. Lý giải là do đối tượng nghiên và xét nghiệm Troponin T của nghiên cứu chúng tôi thực hiện có độ nhậy cao hơn.

4.3.4. Phân bố tổn thương động mạch vành

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tổn thương 0, 1, 2 và 3 nhánh theo tỷ lệ 7,3%, 19,5%, 43,9% và 29,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p , 0,05). So sánh nghiên cứu của Lê Thị Bích Thuận thì tổn thương 1, 2 và 3 nhánh lần lượt 40,3%, 25,0% và 34,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê [1a], nghiên cứu của Trần Võ Vinh Sơn thì tổn thương 1, 2 và 3 nhánh lần lượt 42,8%, 35,7% và 21,4%[1c], Phạm Thu Linh thì tổn thương 1, 2 và 3 nhánh lần lượt 33,33%,

29,25% và 10,33%[2a-11], theo Hồ Anh Bình tổn thương 1, 2 và 3 nhánh lần lượt là 46,38%, 31,88% và 21,74%[2a-1]. Chúng tôi thấy tổn thương ĐMV trong nghiên cứu của chúng tôi có tổn thương tích hợp đa nhánh nhiều hơn và một nhánh ít hơn. Lý giải cho sự khác biệt này là do khác nhau về đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ Lp - PLA2 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (Trang 65)