Sự thay đổi pH môi trường của màngPVA/TB theo thời gian ngâm mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở Polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương (Trang 108)

Các mẫu có kích thước tiêu chuẩn, được ngâm trong môi trường phân hủy invitro có pH ban đầu là 7,4. Theo thời gian định kỳ 2 tuần một lần tiến hành đo lại để xác định pH.

Hình 3.23 biểu diễn sự thay đổi độ pH của môi trường pH ngâm màng PVA và màng PVA/TB theo thời gian, cho thấy: khi ngâm mẫu từ 0 đến 12 tuần, độ pH môi trường của màng PVA tăng dần từ 7,40 lên 8,8; nhưng độ pH môi trường của màng PVA/TB lại giảm từ 7,40 xuống còn 5,58. Tốc độ thay đổi môi trường pH của hai màng xảy ra nhanh ứng với khoảng thời gian từ 2 đến 8 tuần.Sự thay đổi pH của môi trường phân hủy của màng PVA là do sự thủy phân của màng sinh ra các loại ancol phân tử thấp. Còn sự thay đổi pH của môi trường phân hủy của màng PVA/TB là do sự thủy phân làm đứt các liên kết ngang giữa GA khâu mạchPVA với tinh bột tạo các loại axit hữu cơ thấp phân tử nên độ pH giảm dần.

3.4.3.Xác định sản phẩm của sự phân hủy thủy phân

Sản phẩm phân hủy hình thành trong suốt quá trình phân hủy thủy phân của của vật liệu trong dung dịch muối đệm được xác định bằng sắc ký khí. Các hợp chất tạo ra từ sự phân hủy của polyme được xác định bằng cách so sánh với thư viện phổ và các mẫu thử chuẩn. Hình 3.24 chỉ ra giản đồ sắc ký khí của sản phẩm thủy phân của vật liệu hình thành sau 40 ngày.

Hình 3.24 Phổ GC sản phẩm phân hủy của màng PVA/TB sau 40 ngày

Kết quả phân tích sản phẩm phân hủy hình 3.24 cho thấy các hợp chất khối lượng phân tử thấp hình thành trong suốt quá trình phân hủy thủy phân, so sánh với phổ chuẩn các chất thấp phân tử chủ yếu là etanol (có đỉnh píc tại 9,18 phút; 9,607 phút), nước (có đỉnh píc tại 4,084 phút;), cacbonyl, cacbon dioxit ( có đỉnh píc tại 10,452 phút; 10,852 phút),... Sự nghiên cứu và xác định sản phẩm phân hủy là rất quan trọng, cho phép dự báo khả năng phân hủy và tính tương hợp sinh học của màng PVA biến tính tinh bột.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở Polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)