+ Vật liệu tổ hợp (polyme blend) là một trong những thành tựu của ngành khoa học vật liệu trong nhiều năm trở lại dây. Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong nhiều linh vực từ kỹ thuật cao cho đến đời sống như: hàng không, đuờng sắt, ô tô, điện, điện tử, dệt may, nông nghiệp, y tế,… Ðây là loại vật liệu mới kết hợp được nhiều tính chất của các vật liệu thành phần, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, giá thành, tiết kiệm thời gian hơn so với với các vật liệu được tổng hợp từ các phương pháp trùng hợp, đồng trùng hợp….. Trong polyme blend đồng thể, hai polyme thành phần không còn đặc tính riêng và tính chất của polyme blend thuờng là trung bình cộng của hai polyme đó. Trong polyme blend dị thể, các tính chất của hai polyme thành phần hầu như được giữ nguyên [7]. Polyme blend polyvinyl ancol (PVA) với tinh bột có thể được chế tạo bằng phương pháp trộn hợp nóng chảy trên máy đùn trục vít hoặc được chế tạo bằng phương pháp trộn hợp trong dung dịch [30, 41]. Vật liệu tổ hợp của PVA và tinh bột được chế tạo có những tính chất vượt trội hơn so với từng thành phần đứng riêng rẽ, tính chất có nhiều ưu điểm nhằm mục đích thỏa mãn yêu cầu sử dụng [33, 103]. Trong polyme blend PVA với tinh bột, giữa các phân tử có các tương tác vật lý hoặc tương tác hóa học. Khi trộn hợp PVA với tinh bột, tính chất cơ lý của màng được cải thiện đáng kể: độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi đứt, tính chất nhiệt, độ trương, khả năng phân hủy sinh học khi chôn dưới đất,... đã được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu [38, 94, 104, 108].
+ Về hình thái cấu trúc pha của polyme blend: polyme blend là loại vật liệu có nhiều pha, trong đó có một pha liên tục (matrix) và một hoặc nhiều pha phân tán (dispersion phase). Mỗi một pha được tạo nên bởi một polyme thành phần.
Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá đặc tính của polyme blend như tính chất, hình thái, cấu trúc là khả năng hòa trộn và tương hợp giữa các polyme thành phần trong hệ. Do khác nhau về khối lượng phân tử, nhiệt độ nóng chảy, độ phân cực, cấu trúc, độ nhớt, khả năng hòa tan trong dung môi… nên khi trộn hợp hầu hết các polyme không có khả năng hòa trộn và tương hợp với nhau. Ðể đánh giá mức độ trộn hợp của các polyme, nguời ta đưa ra các khái niệm về khả năng hòa trộn (miscibility) và khả năng tương hợp (compatibility). Khả năng hòa trộn các polyme thể hiện sự trộn hợp các polyme ở mức độ phân tử và tạo thành hệ vật liệu polyme đồng thể, một pha.
Khi đó mức độ phân tán của một polyme trong polyme nền đạt kích thước phân tử hay kích thước nanomet. Khi các polyme thành phần không có khả năng trộn hợp về mặt nhiệt động, hệ các polyme sẽ tách pha. Khả năng tương hợp của các polyme thể hiện khả năng trộn các polyme vào nhau bằng biện pháp kỹ thuật để tạo thành một hệ vật liệu mới đáp ứng các yêu cầu đề ra như : tăng cường tính chất cơ lý, độ bền nhiệt, độ bền dung môi... Thực tế, có nhiều polyme không có khả năng trộn hợp về mặt nhiệt động nhưng polyme blend của chúng vẫn có tính chất cơ lý, độ bền nhiệt tốt, tức là các polyme thành phần có khả năng tương hợp tốt, đáp ứng được các yêu cầu sử dụng nhất định.