Ngày nay, những công trình nghiên cứu để chế tạo ra các loại thuốc chữa bệnh phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho con người được đặc biệt ưu tiên và phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới. Song song với việc nghiên cứu để xác định phối liệu cho nhân thuốc (tablet core) là nhiệm vụ nghiên cứu để lựa chọn ra vật liệu dùng làm màng bao phim (Film coating) thích hợp đối với từng loại thuốc. Yêu cầu đặt ra đối với màng bao phim ứng dụng trong sản xuất thuốc viên cũng rất ngặt nghèo: ngoài yêu cầu về khả năng tương thích, phù hợp với thành phần cấu tạo của thuốc, màng bao viên còn cần phải có: độ thấm nước và thấm oxy thấp, nhiệt độ tạo màng là thấp, độ bền xuyên thủng cao, đặc biệt màng bao viên không đuợc tạo ra những vết lồi lõm cho viên thuốc v.v. Vật liệu bao viên thuốc trên cơ sở polyvinylancohol (PVA) và chất đồng trùng hợp Acrylic – Methacrylic acid tan nước đã được nhóm tác giả Cunninghau và Fegely lựa chọn. Kết quả cho thấy: hiệu suất quá trình bao viên đối với hai hệ nhựa trên đều đạt trên 90% trên cơ sở tính toán trọng lượng thuốc viên trước và sau bao viên. Quá trình bao viên thuốc sử dụng hai hệ vật liệu trên là rất tốt, các viên thuốc được phủ không thấy có khuyết tật gì [13, 19, 25, 64].
Ngoài ra, một số ứng dụng của vật liệu polyme sinh học trong lĩnh vực y sinh khác như: + Thay thế các mô bị bệnh hoặc không còn tác dụng, ví dụ như làm khớp nhân tạo, van tim, động mạch, răng giả, vật liệu cấy ghép xương, cấy ghép mô, ....
+ Thay thế toàn bộ hoặc một phần chức năng của cơ quan chính như: thẩm tách máu (thay chức năng của thận), thở oxy (phổi), tâm thất hoặc trợ tim toàn phần (tim), phân phối insulin (tuyến tụy)….
+ Giải phóng thuốc vào cơ thể hoặc đến những nơi tế bào bị bệnh (như tế bào ung thư) hoặc duy trì tốc độ phân phối (insulin, pilocarpin, thuốc tránh thai…).
CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ