Phương pháp thử độ vô khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở Polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương (Trang 70)

Sản phẩm sau khi được đóng gói kín, được khử trùng bằng bức xạ tia γ với liều lượng 15kGy, trong 10 giờ tại trung tâm chiếu xạ Hà Nội (Viện Năng lượng-Viện KH&CNVN), sau đó được đem thử độ vô khuẩn theo dược điển Việt Nam, 2002.

Chuẩn bị mẫu: Các mẫu màng PVA/TB được khử trùng , sau đó được gửi đi kiểm tra độ vô khuẩn theo dược điển Việt Nam IV (2009) tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 – Số 8 Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

2.7.2.1 Môi trường để phát hiện các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí

Môi trường thioglycolat có thạch: L - Cystin

Natri clorid

0,50 g 2,50 g

Natri thioglycolat (hoặc acid thioglycolic 0,3 ml) Resazurin (dung dịch 0,1% mới pha)

Nước

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,10,2

0,50 g 1,0 ml 1000 ml

Trộn tất cả các thành phần theo thứ tự đã ghi ở trên (trừ resazurin và natri thioglycolat) trong cối nghiền, thêm vào một ít nước nóng, trộn kỹ, chuyển sang dụng cụ thích hợp. Thêm số nước còn lại, đun hỗn hợp cách thuỷ sôi đến khi tạo thành dung dịch trong. Thêm natri thioglycolat, dùng dung dịch natri hydroxyd 1N điều chỉnh sao cho môi trường sau khi tiệt khuẩn có pH 7,10,2.

Đun nóng lại dung dịch (tránh đun sôi). Lọc (nếu cần) qua giấy lọc đã thấm ướt, rồi thêm dung dịch resazurin, trộn đều. Đóng môi trường vào các ống nghiệm (hoặc bình) thích hợp, hấp vô khuẩn ở 121°C trong 15 phút. Lấy ra làm nguội nhanh tới 25°C, tiếp tục bảo quản ở nhiệt độ 2°C đến 25°C, tránh ánh sáng. Nếu 1/3 thể tích phía trên của ống (hoặc bình) môi trường có màu hồng, môi trường không thích hợp để thử nghiệm. Có thể phục hồi lại môi trường bằng cách đun cách thuỷ cho mất màu rồi làm lạnh đột ngột. Chỉ sử dụng môi trường đã phục hồi này một lần.

Môi trường thioglycolat không có thạch

Dùng cho thử nghiệm những chế phẩm đục hoặc đặc sền sệt dạng cao. L-Cystin

Natri clorid

Dextrose (C6H12O6.H2O)

Cao nấm men(có khả năng tan trong nước) Casein thủy phân bởi pancreatin

Natri thioglycolat

(hoặc acid thioglycolic 0,3 ml) Resazurin (dung dịch 0,1% mới pha) Nước

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,10,2

0,50g 2,50g 5,50g 5,00g 15,0g 0,50g 1 ml 1000 ml Cách pha chế giống như môi trường thioglycolat có thạch.

2.7.2.2 Môi trường phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm

Môi trường Soybean - casein

Casein thủy phân bởi pancreatin Bột đậu tương thủy phân bởi papain Natri clorid

17,0 g 3,0 g 5,0 g

Dikali hydrophosphat Dextrose monohydrat Nước

pH sau khi tiệt khuẩn: 7,30,2

2,5 g 2,5 g 1000 ml

Hòa tan tất cả các chất rắn trong nước, đun nóng nhẹ để cho tan hoàn toàn. Để nguội ở nhiệt độ phòng. Dùng dung dịch natri hydroxyd 1 N để điều chỉnh (nếu cần) sao cho pH sau khi tiệt khuẩn từ 7,1 đến 7,5. Lọc (nếu cần) để cho môi trường trong. Phân chia vào những dụng cụ thích hợp, hấp tiệt khuẩn ở 121°C trong 15 phút.

2.7.2.3. Kiểm tra chất lượng môi trường a) Độ vô khuẩn

Lấy ngẫu nhiên một vài ống (hoặc bình) môi trường mới sản xuất, đem ủ ở nhiệt độ 30°C đến 35°C trong 14 ngày đối với những loại môi trường dùng nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí; ủ ở nhiệt độ 20°C đến 25°C trong 14 ngày đối với những loại môi trường dùng nuôi cấy vi khuẩn, nấm. Các loại môi trường phải không được có vi khuẩn, nấm mốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẫu có độ vô khuẩn đạt tiêu chuẩn nếu so với mẫu chứng không phát hiện các chủng vi khuẩn trên hay xuất hiện nấm mốc.

b) Khả năng dinh dưỡng

Cấy vào môi trường dùng để thí nghiệm khoảng 100 tế bào sống của những loại vi khuẩn sau:

Loại hiếu khí dùngStaphylococcus aureusATCC 6538.

Loại vi khuẩn hiếu khí có nha bào dùngBacillus subtilisATCC 6633. Loại vi khuẩn kỵ khí dùngClostridium sporogenesATCC 9404.

Loại nấm dùngCandida albicansATCC 10231, Aspergillus nigerATCC 16404.

Mỗi loại chủng chỉ thị được cấy vào loại môi trường tương ứng, rồi mang ủ ở nhiệt độ thích hợp cho từng loại ít nhất 3 ngày đối với vi khuẩn và ít nhất 5 ngày đối với nấm. Trên mỗi loại môi trường, sau thời gian ủ đều phải thấy vi khuẩn mọc tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở Polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương (Trang 70)