Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty TNHH thương mại Phú Đức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Phú Đức (Trang 31)

Hình thức tổ chức công tác kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là hình thức quản lý tập trung, hoạt động tài chính của Công ty đƣợc thực hiện theo các văn bản pháp luật, các chính sách do Nhà nƣớc quyết định.

Sơ đồ 2.2. Bộ máy kế toán của Công ty

Kế toán trưởng

Kế toán trƣởng là ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ tham mƣu chính về công tác kế toán của toàn Công ty. Kế toán trƣởng là ngƣời có năng lực, trình độ chuyên môn cao về kế toán - tài chính, nắm chắc các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nƣớc để chỉ đạo hƣớng dẫn các bộ phận mình phụ trách, tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán, lập báo cáo tài chính. Kế toán trƣởng báo cáo văn bản cho giám đốc khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong Công ty.

Kế toán bán hàng Kế toán công nợ Kế toán hàng tồn kho Kế toán tiền lƣơng Kế toán trƣởng Thủ quỹ

Kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời và chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lƣợng hàng bán của từng mặt hàng. Trong quá trình bán hàng, kế toán bán hàng sẽ ghi sổ và lập các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc giao dịch hàng hóa, giải đáp trực tiếp mọi thắc mắc của khách hàng. Kế toán bán hàng phải cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tham mƣu cho lãnh đạo về các giải pháp thúc đẩy quá trình bán hàng.

Kế toán công nợ

Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ của Công ty, các khoản phải thu của khách hàng, đồng thời theo dõi các giao dịch bằng tiền mặt, giao dịch qua ngân hàng. Đối với công nợ phải thu của khách hàng, kế toán rà soát hóa đơn, chứng từ bán ra, gửi bảng kê chi tiết công nợ sang khách hàng và đề nghị khách hàng thanh toán. Đối với công nợ với nhà cung cấp, kế toán cần theo dõi các chứng từ, hóa đơn của nhà cung cấp, đối chiếu sổ sách. Cuối tháng, kế toán thực hiện xác nhận công nợ với nhà cung cấp và trình lên giám đốc để thực hiện thanh toán.

Kế toán hàng tồn kho

Kế toán hàng tồn kho theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tƣ, hàng hóa, chi tiết. Kế toán hàng tồn kho phải xác định đúng giá gốc của hàng tồn kho để làm cơ sở xác định kế quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối mỗi tháng, kế toán phải đối chiếu số liệu trên sổ sách với lƣợng hàng hóa thực tế để kịp thời phát hiện thiếu hụt, sai sót và có những biện pháp xử lý phù hợp.

Kế toán tiền lương

Kế toán tiền lƣơng là ngƣời theo dõi, tổng hợp ngày công lao động của nhân viên trong công ty. Cuối tháng, dựa vào các số liệu đã tổng hợp để tính lƣơng, các khoản trích theo lƣơng, từ đó là cơ sở để chi trả tiền lƣơng, tiền thƣởng cho nhân viên.

Thủ quỹ

Thủ quỹ là ngƣời phụ trách việc theo dõi tình hình thu, chi các nghiệp vụ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và xuất các chứng từ cần thiết: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi. Cuối ngày, thủ quỹ phải cập nhật sổ kiểm kê quỹ chốt số tiền tồn quỹ đối chiếu tiền mặt thực tế với sổ kế toán tiền mặt.

34

Mối quan hệ giữa các vị trí kế toán

Mỗi phần kế toán tại Công ty đƣợc phân chia rõ ràng cho các kế toán viên, nhƣ thế sẽ tránh nhầm lẫn, giảm bớt đƣợc gánh nặng công việc. Mỗi một kế toán có chức năng, nhiệm vụ riêng và phải chịu trách nhiệm về phần hành mà mình phụ trách. Các kế toán bộ phận làm tốt chức năng của mình, đem lại lợi ích cho Công ty. Kế toán trƣởng là ngƣời theo dõi và quán triệt công việc của các kế toán bộ phận, hƣớng dẫn chỉ đạo thực hiện tốt các quyết định của cấp trên. Kế toán trƣởng và các kế toán bộ phận phối hợp hài hòa, chuyên nghiệp cùng chung một mục đích mang lại những lợi ích cho Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Phú Đức (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)