Phẩm chất là cái làm nên giá trị của con người. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Phẩm chất, đạo đức cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực quản lý của cán bộ quản lý. Phẩm chất đạo đức cần của người quản lý đó chính là sự trung thực, lòng trung thành, là ước muốn làm việc, luôn hành động một cách đúng đắn theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý chí…
Đối với lãnh đạo UBND xã thiết lập uy tín của mình thông qua đạo đức làm việc, các nhân viên nhận được tín hiệu về cái gì được chấp nhận và không chấp
nhận thông qua hành động của lãnh đạo UBND xã, nếu lãnh đạo UBND xã vi phạm quy định thì nhân viên sẽ cảm thấy hành động như vậy là được chấp nhận, như vậy người quản lý sẽ không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Phẩm chất đạo đức thể hiện qua được thể hiện qua thái độ đối với công việc một cách mẫn cán trung thực để tạo nên tấm gương tốt cho nhân viên trực tiếp. Ứng xử tôn trọng nhân viên và đồng nghiệp, duy trì điều hành công việc khi có áp lực nặng nề.
Lãnh đạo UBND xã có phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp là người yêu thích công việc, ứng xử tốt với đồng nghiệp và ứng xử tốt với người dân trong xã.
Yêu thích với công việc của lãnh đạo UBND xã thể hiện ở các tiêu chí như: - Yêu thích công việc quản lý của mình mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức.
- Coi quản lý là một nghề không phải là một chức vụ.
- Coi khó khăn thách thức trong công việc là cơ hội để phát triển.
Ứng xử tốt với đồng nghiệp gồm các tiêu chí như:
- Ứng xử đúng mực với cán bộ công chức trong UBND xã; - Ứng xử đúng mực với cán bộ và công chức cấp trên;
- Cán bộ công chức trong UBND xã là những đồng nghiệp đáng tin cậy.
Ứng xử tốt với người dân người lãnh đạo UBND xã cần đạt được các tiêu
chí sau:
- Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
- Coi trọng việc giải quyết những khúc mắc của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất những quyết định ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân.