Tiết: 19 Bài: 19 – Vẽ theo mẫu.

Một phần của tài liệu D:Mĩ Thuật 8 cả năm -3 cột.doc (Trang 51)

- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho

Tiết: 19 Bài: 19 – Vẽ theo mẫu.

* * * * * * * * * * * * * * *I/. MỤC TIÊU: I/. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của khuôn mặt bạn bè. Củng cố lại kiến thức vẽ tranh chân dung.

2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt nhanh đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ sinh động, có tình cảm, bố trí hình tượng, hình nền hợp lý.

3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của con người và vẻ đẹp của con người trong thanh chân dung. Yêu bạn bè, trường lớp.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh chân dung của họa sĩ và của HS năm trước.

2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh chân dung, chì, tẩy, vở bài tập, màu sắc.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ: (2/) GV kiểm tra bài tập: Phác thảo tỷ lệ chân dung bạn.

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu phương pháp vẽ tranh chân dung. Để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng diễn tả đặc điểm con người mà nhất là những người bạn thân thương của mình, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ chân dung bạn”.

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

5/ HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

- GV sắp xếp chỗ ngồi của HS thuận tiện cho việc vẽ chân dung lẫn nhau.

- Cho HS quan sát khuôn mặt lẫn nhau và nêu nhận xét về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt. - GV cho HS xem một số tranh chân dung của hoạ sĩ và của HS năm trước để các em cảm nhận được vẻ đẹp của tranh chân dung. Cho HS phát biểu cảm nhận của mình. - HS quan sát khuôn mặt lẫn nhau và nêu nhận xét về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt. - HS xem tranh và phát biểu cảm nghĩ. I/. Quan sát – nhận xét. - Nhận xét kỹ khuôn mặt về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt. 5/ HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.

- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh chân dung. - GV cho HS xem bảng các bước tiến hành vẽ tranh chân dung và nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp. - GV phân tích một số tranh chân dung về phong cách sáng tạo và cách sử dụng màu sắc, hình nền trong tranh chân dung.

- HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh chân dung. - HS xem bảng các bước tiến hành vẽ tranh chân dung.

- Quan sát GV phân tích cách vẽ hình nền và sử dụng màu theo phong cách sáng tạo riêng.

II/. Cách vẽ:

- Thực hiện như hướng dẫn ở bài trước.

28/ HOẠT ĐỘNG 3:

Hướng dẫn HS làm bài tập.

- GV nêu yêu cầu bài tập. Nhắc nhở HS quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm riêng của

- HS làm bài tập.

III/. Bài tập.

- Vẽ chân dung bạn trong lớp.

từng người và tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt.

- GV quan sát và điều chỉnh cho HS vẽ đường trục khuôn mặt cho chính xác, chỉnh sửa bố cục cho bài vẽ của HS.

3/ HOẠT ĐỘNG 4:

Đánh giá kết quả học tập.

- GV cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài tập theo cảm nhận riêng.

- GV góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh và biểu dương những bài vẽ đẹp.

- HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài tập theo cảm nhận riêng.

4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/).

+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tập vẽ chân dung người thân.

+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “MT phương Tây cuối TK 19 đến đầu TK 20”, sưu tầm tranh ảnh.

Ngày soạn: 20.01.2008

Tiết: 20 Bài: 20 – TTMT. * * * * * * * * * * * * * * *

I/. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vài nét về bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời ra đời, đặc điểm và sự phát triển của một số trường phái hội họa trên thế giới.

2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được các tác phẩm hội họa thuộc các trường phái khác nhau. Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm mỹ thuật.

3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, bước đầu hình thành thị hiếu thẩm mỹ, yêu nghệ thuật hội họa, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thuộc các trường phái hội họa.

2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. SƠ LƯỢC VỀ MT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

2/. Kiểm tra bài cũ: (3/) GV kiểm tra bài tập: Vẽ chân dung bạn.

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Mỹ Thuật phương Tây phát triển rất sớm và đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị với nhiều phong cách thuộc nhiều trường phái khác nhau. Để gúp các em nắm bắt được đặc điểm của một số trường phái MT này, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Sơ lược về MT hiện đại phương Tây từ cuối T.K XIX đến đầu T.K XX”.

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

5/ HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh xã hội.

- GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học.

- GV điểm qua những sự kiện chính diễn ra trong thời gian này.

- GV nhấn mạnh những sự kiện chính trị ảnh hưởng đến sự phát triển của các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại.

- HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học. - Quan sát GV phân tích sự kiện chính trị ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại.

I/. Vài nét về bối cảnh xã hội.

- Đây là giai đoạn diễn ra nhiều sự kiện lớn như: Công xã Pari (1871), Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), Cách mạng tháng 10 Nga (1917). Đây cũng là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu mỹ thuật hiện đại.

10/

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số trường phái mỹ thuật.

- GV chia nhóm học tập và phân công nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về trường phái hội họa Ấn

Một phần của tài liệu D:Mĩ Thuật 8 cả năm -3 cột.doc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w