15. Lợi nhuận sau thuế
2.2.2. Thực trạng quản lý các khoản phải thu
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường chiếm dụng vốn lẫn nhau nhằm tăng
thêm vốn cho kinh doanh. Hay nói cách khác các khoản phải thu thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên các khoản phải thu này chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng đã gây
khó khăn cho tình hình tài chính của công ty. Chính vì vậy việc giảm các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi tiền hàng. Là vấn đề có ý nghĩa quan tr ọng trong công tác quản lý TSNH tại công ty.
Bảng 2.4.Các khoản phải thu giai đoạn năm 2011 -2013
Đơn vịtính: Đồng
Chỉ tiêu Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2011
(A) Tuyệt đối Tương
đối(%) Tuyệt đối
Tương đối(%)
Phải thu khách hàng (23.413.032) (26,04) 56.514.601 169,14 Trả trước người bán 0 - (47.585.000) (100) Phải thu khác 0 - (4.663.595) (100)
(Nguồn: Tính toán từ Bảng cân đối kếtoán năm 2011 – 2013)
Phải thu khách hàng: Nhìn vào bảng trên ta thấy khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị các khoản phải thu.
Giai đoạn năm 2011 – 2012: Phải thu khách hàng năm 2012 tăng 56.514.601 đồng, tương ứng tăng 169,14% so với khoản phải thu khách hàng năm 2011. Nguyên
nhân của sự gia tăng này là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự gia tăng
mạnh mẽ, bên cạnh đó một số công trình về lắp đặt trang thiết bị nội thất ở các khu
chung cư đã hoàn thiện nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến sựgia tăng của các khoản phải thu khách hàng.
Giai đoạn năm 2012 – 2013: Phải thu khách hàng năm 2013 giảm 26,04% so với
sụt giảm hơn so với năm 2012. Năm 2013 khoản phải thu khách hàng giảm là do công ty thắt chặt khoản phải thu. Nguyên nhân của chính sách thắt chặt này là do sang đến
năm 2013, một phần ban quản trị yêu cầu gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ phục vụ cho các chiến lược ngắn hạn, một phần do nhu cầu thị trường đã tăng đột biến so với năm
2012.
Nhận xét: Ởgiai đoạn năm 2011 – 2013, khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong các khoản phải thu. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến các khoản phải thu này kể từ khi ký kết hợp đồng bán hàng, đến các biện pháp đòi nợ, nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.