Hàm lượng tinh dầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Trang 75)

Hàm lượng tinh dầu của tế bào nghệđen nuôi trong hệ lên men 10 L được trình bày ở bảng 3.14. Nhìn chung, hàm lượng tinh dầu (% khối lượng khô) của tế bào tăng dần từ 2-14 ngày nuôi cấy và đạt giá trị cực đại là 2,57% cao hơn của củ nghệ đen tự nhiên (1,61%) khoảng 1,6 lần (p<0,05). Hàm lượng tinh dầu tích lũy trong tế bào giảm nhanh sau 16 đến 18 ngày; đặc biệt sau 18 ngày nuôi cấy, hàm lượng tinh dầu chỉ còn 1,09% khối lượng khô. Điều này có thể giải thích là do sinh trưởng của tế bào nghệ đen sau khi đạt cực đại vào ngày thứ 14, tế bào có pha sinh trưởng ổn định rất ngắn, sau đó tế bào bước nhanh vào pha suy vong

66

sau 16 đến 18 ngày nuôi cấy (Hình 3.9); lúc đó hiện tượng phân hủy (tự phân) của tế bào diễn ra mạnh mẽ dẫn đến khả năng tích lũy tinh dầu trong tế bào cũng giảm theo rất nhanh.

Bảng 3.14. Hàm lượng tinh dầu của tế bào nghệđen nuôi cấy trong hệ lên men 10 L

Thời gian nuôi cấy (ngày) Hàm lượng tinh dầu (%)

2 1,41c 4 1,49c 6 1,57bc 8 1,98c 10 2,32b 12 2,42b 14 2,57a 16 1,68bc 18 1,09d MTN 1,61c

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở

p<0,05 (Duncan’s test).

MTN:củ của cây nghệđen tự nhiên 01 năm tuổi

Nghiên cứu sự tích lũy tinh dầu trong tế bào thực vật nuôi cấy in vtro

cũng đã được nhiều tác giả công bố. Chẳng hạn, Figueiredo và cs (1995) nuôi cấy tế bào cây Achillea millefolium L. ssp. mille đã thu được hàm lượng tinh dầu 0,002% cao gấp 2 lần tinh dầu có trong cây tự nhiên, và thành phần tinh dầu cũng nhiều hơn. Nuôi cấy callus và huyền phù tế bào cây Origanum vulgare L. cho thấy, sự tích lũy tinh dầu đạt 0,095% (trong callus) và 0,06% (tế bào nuôi cấy huyền phù) cao hơn hàm lượng tinh dầu tích lũy trong tế bào của cây tự nhiên (chỉđạt 0,042%) (Arafeh và cs 2006).

Nghệđen là cây thảo dược có chứa tinh dầu bao gồm các chất thuộc nhóm sesquiterpene và monosesquiterpene [82]. Hàm lượng tinh dầu trong củ của cây nghệđen tự nhiên là 0,22% khối lượng tươi [1] hoặc xấp xỉ 1,5% khối lượng khô

67

[10]. Mau và cs (2003) nhận thấy, tinh dầu nghệ đen có hoạt tính tốt trong việc quét gốc tự do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl [100]. Nghiên cứu của Trần Thị Việt Hoa và cs (2007) nhận thấy, tinh dầu nghệđen trồng ởĐà Lạt, Việt Nam có khả năng chống oxy hóa tương đối cao [3]. Với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nuôi cấy huyền phù tế bào nghệ đen là một phương thức triển vọng trong việc thu hồi nguồn tinh dầu có giá trị cao từ loài thảo dược này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)