Ảnh hưởng của sucrose

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Trang 64)

Ảnh hưởng của sucrose lên sinh trưởng của tế bào nghệ đen sau 14 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của sucrose lên sinh trưởng của tế bào nuôi cấy huyền phù

trong bình tam giác

Sucrose (g/L) FW DW GI 20 7,22c 0,55b 2,41 30 10,44a 0,66a 3,48 40 8,85b 0,64a 2,95 50 8,80b 0,65a 2,93 60 8,75b 0,70a 2,92 70 6,75c 0,60b 2,25

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở

p<0,05 (Duncan’s test).

FW: khối lượng tươi (g); DW: khối lượng khô (g), GI: chỉ số sinh trưởng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nồng độ sucrose thấp (20 g/L) tế bào sinh trưởng chậm, chỉđạt 7,22 g khối lượng tươi (0,55 g khô). Sinh trưởng của tế bào đã tăng mạnh đạt 10,44 g khối lượng tươi (0,66 g khô) với chỉ số sinh trưởng là 3,48 trong môi trường có bổ sung sucrose 30 g/L, dịch huyền phù có màu vàng

55

tươi và khá đồng nhất (Hình 3.3). Ở nồng độ sucrose 40-70 g/L, sinh trưởng của tế bào giảm, đặc biệt là ở 70 g/L (chỉđạt 6,75 g tươi/0,60 g khô).

Sucrose được xem là nguồn carbon thích hợp nhất cho sinh trưởng của tế bào thực vật, nồng độ thường dùng khoảng từ 20 đến 30 g/L (Suzuki và cs 1984). Sucrose vừa là nguồn cung cấp năng lượng vừa là một thành phần nguyên liệu trong sinh tổng hợp các chất thứ cấp. Tốc độ tăng trưởng sinh khối của tế bào luôn luôn liên quan trực tiếp với sự tiêu thụ sucrose (Rao và Ravishankar 2002) [132]. Theo Omar và cs (2004) trên môi trường mà tất cả các nguồn dinh dưỡng ở mức dư thừa, sự gia tăng nồng độ sucrose sẽ dẫn đến tăng sinh khối khô [114]. Một số nghiên cứu khác như nuôi cấy tế bào cây Solanum eleagnifolium

(Nigra và cs 1990), tế bào cây Solanum chrysotrichum (Villarreal và cs 1997) [168], tế bào cây Psoralea corylifolia (Shinde và cs 2009) cũng nhận thấy tế bào tăng sinh khối khô cùng với việc tăng nồng độ sucrose. Tuy nhiên, khi nồng độ sucrose quá cao sẽ dẫn đến áp suất thẩm thấu vượt giới hạn cho phép của tế bào, vì thếảnh hưởng xấu lên sinh trưởng của chúng (Bùi Văn Lệ và cs 2006) [5].

Hình 3.3. Dịch huyền phù của tế bào nghệ đen sau 14 ngày nuôi cấy trong bình

tam giác trên môi trường có 3% sucrose

Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ sucrose 30 g/L là thích hợp nhất cho sinh trưởng của tế bào nghệđen. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nuôi cấy tế bào cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha Grushv.) (Thanh và cs 2007) [157], cây nhân sâm (Panax ginseng) (Lian và cs 2002), cây Gynema

56

sylvestre (Lee và cs 2006) [78], và cây Withania somnifera (Nagella và Murthy 2010) [109].

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)