Kiến nghị chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam (Trang 79)

Đánh giá, tổng kết lại toàn bộ chƣơng trình vốn TPCP, từ đó tính toán khả năng huy động vốn, an toàn công nợ, quyết định cơ chế đầu tƣ, quản lý và khung pháp lý để tổ chức thực hiện đối với chƣơng trình TPCP.

Các cơ quan chức năng cần thiết tạo lập một thị trƣờng TPCP đúng nghĩa, vì hiện nay, việc huy động vốn TPCP chủ yếu là huy động từ hệ thống ngân hàng thƣờng mại, chƣa có sự tham gia của ngƣời dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. ... Do đó, việc huy động vốn TPCP cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và ngƣời dân. Tránh việc tập trung huy động từ hệ thống ngân hàng, dẫn đến những những thay đổi xấu về dòng tiền, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội của đất nƣớc.

Các cơ quan chức năng cần tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan trong công tác tham mƣu, thực hiện vốn TPCP, dẫn đến nhiều sai sót, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2006 - 2012 qua kết quả giám sát, thanh tra, kiểm toán.

Căn cứ tổng mức vốn TPCP đã đƣợc phân bổ trung hạn giai đoạn 2012 - 2015, các cơ quan tổ chức thực hiện nguồn vốn TPCP tiếp tục rà soát danh mục các công trình, dự án trong danh mục để sắp xếp, bố trí vốn theo thứ tự ƣu tiên, tránh dàn trải, thiếu tập trung, gây lãng phí nguồn lực.

75

Đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định Luật THTK, CLP, theo đó phải phù hợp với khả năng cân đối của nền kinh tế, của NSNN, tránh tình trạng quy hoạch, phê duyệt dự án vƣợt quá khả năng cân đối, dẫn đến không khả thi, dở dang, lãng phí lớn.

Tăng cƣờng bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất... và chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để trả nợ khối lƣợng XDCB và hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ đã đƣợc phê duyệt, sớm phát huy hiệu quả đầu tƣ.

3.2.2. Kiến nghị cụ thể với các cơ quan quản lý

a) Đối với Quốc hội

Sớm sửa đổi đồng bộ Luật THTK, CLP, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, ban hành Luật Đầu tƣ công gắn với THTK, CLP theo hƣớng: pháp điển hóa, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh trùng lắp giữa các văn bản liên quan, khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết trong hệ thống các văn bản nhƣ đã đƣợc nêu trong Báo cáo. Cụ thể hóa tối đa các quy định liên quan nhằm tạo căn cứ pháp lý đầy đủ cho tổ chức thực hiện, tránh vận dụng tùy tiện gây thiệt hại cho NSNN. Rà soát, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp, các quy định vƣợt thẩm quyền.

Đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát việc thi hành Luật THTK, CLP trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012, trong đó nêu rõ những tồn tại, yếu kém, trách nhiệm và hƣớng xử lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn vốn TPCP. Nhất trí với phƣơng án đề xuất của Chính phủ, trƣớc mắt chƣa phát hành thêm vốn TPCP vì các bộ, ngành và địa phƣơng đã rà soát, sắp xếp lại danh mục dự án theo mức kế hoạch vốn trung hạn đƣợc giao và huy động các nguồn vốn khác để bảo đảm hoàn thành dự án hoặc các hạng mục dự án, phát

76

huy hiệu quả đầu tƣ theo quy định của nghị quyết Quốc hội, UBTVQH, Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Đề nghị ƣu tiên sử dụng nguồn vốn TPCP dự phòng giai đoạn 2011 - 2015 cho một số dự án đang triển khai thực hiện, còn thiếu vốn thuộc các mục tiêu chính của chƣơng trình TPCP nhƣ: đƣờng đến trung tâm xã, bệnh viện huyện, thủy lợi nhỏ,... của các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và một số công trình, dự án cấp bách, trọng điểm quốc gia đang sử dụng nguồn vốn TPCP nhƣng còn thiếu vốn. Sau năm 2014, Chính phủ đánh giá, tổng kết lại toàn bộ chƣơng trình vốn TPCP, từ đó tính toán khả năng huy động vốn, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cơ chế đầu tƣ, quản lý đối với chƣơng trình TPCP.

b) Đối với Chính phủ

Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng rà soát lại TMĐT của tất cả các dự án, phân loại và kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh TMĐT không phù hợp với các quy định của nghị quyết Quốc hội, UBTVQH và Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện kế hoạch vốn TPCP trung hạn giai đoạn 2013 - 2015, sử dụng nguồn vốn ngân sách tập trung, các nguồn lực khác, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hóa để bổ sung nguồn vốn đầu tƣ hoàn thành các dự án trong danh mục sử dụng nguồn vốn TPCP.

Rà soát toàn bộ hệ thống các VBQPPL liên quan đến triển khai thực hiện vốn TPCP, kịp thời đề xuất sửa đổi, bãi bỏ những quy định không phù hợp, trái thẩm quyền.

Chấn chỉnh lại công tác quy hoạch, đầu tƣ XDCB, theo đó quy hoạch phải đi đôi với khả năng thực hiện, mang tính thống nhất, đồng bộ; chỉ đạo các bộ quản lý ngành cần rà soát lại quy hoạch, có hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phƣơng, bảo đảm thống nhất; xem xét lại cơ chế phân cấp, công tác thẩm định, đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán công trình.

77

Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan trong công tác tham mƣu, thực hiện vốn TPCP, dẫn đến nhiều sai sót, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2006 - 2012 qua kết quả giám sát, thanh tra, kiểm toán và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

c) Đối với các Bộ, ngành

Tiếp tục thực hiện rà soát lại các dự án đầu tƣ sử dụng vốn TPCP thuộc phạm vi quản lý, tập trung vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 cho các dự án quan trọng, cấp thiết, bố trí dứt điểm cho các dự án còn thiếu vốn ít, tránh dàn trải. Kiên quyết không bố trí vốn cho các dự án mới, các dự án điều chỉnh quy mô làm tăng TMĐT.

Tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác tham mƣu, quản lý và sử dụng vốn TPCP trong việc để xẩy ra sai sót, lãng phí nhƣ đã nêu qua kết quả giám sát, thanh tra, kiểm toán.

d) Đối với các địa phƣơng

Căn cứ tổng mức vốn TPCP đã đƣợc phân bổ trung hạn giai đoạn 2012 - 2015, tiếp tục rà soát danh mục các công trình, dự án trong danh mục để sắp xếp, bố trí vốn theo thứ tự ƣu tiên, tránh dàn trải, thiếu tập trung, gây lãng phí nguồn lực.

Đề nghị các địa phƣơng chấn chỉnh, nghiêm túc thực hiện quy định đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án nhằm bảo đảm tuân thủ đúng quy định theo đó phải phù hợp với khả năng cân đối của nền kinh tế, của NSNN, tránh tình trạng quy hoạch, phê duyệt dự án vƣợt quá khả năng cân đối, dẫn đến không khả thi, dở dang, lãng phí lớn.

Tăng cƣờng bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất... và chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp

78

khác để trả nợ khối lƣợng XDCB và hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ đã đƣợc phê duyệt, sớm phát huy hiệu quả đầu tƣ.

Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng tăng cƣờng giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với các sai phạm; kịp thời đề xuất các biện pháp, góp phần tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án.

e) Đối với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc

Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc phối hợp bổ sung vào kế hoạch năm 2013 và kế hoạch các năm tiếp theo để tiến hành thanh tra, kiểm toán toàn diện chƣơng trình vốn TPCP, trong đó tập trung vào một số dự án, công trình có biểu hiện thất thoát, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ không cao nhƣ đã nêu trong Báo cáo và các dự án có TMĐT điều chỉnh tăng cao so với phê duyệt ban đầu.

79

KẾT LUẬN

Việc quản lý nguồn vốn TPCP để đầu tƣ các dự án hạ tầng kỹ thuật kinh tế, xã hội cấp bách đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng, nhất là các địa phƣơng vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thể hiện chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng đã có cố gắng, nỗ lực thực hiện chủ trƣơng của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với nguồn lực đầu tƣ, có nhiều hạn chế, hậu quả là thiếu nguồn lực rất lớn, lãng phí thất thoát đã xảy ra. Qua đánh giá cho thấy, do mở rộng phạm vi đầu tƣ, bổ sung quá nhiều mục tiêu làm gia tăng số lƣợng dự án và TMĐT nhƣng không tính đến khả năng kinh tế, khả năng cân đối vốn dẫn tới tình trạng thiếu vốn lớn, làm chậm tiến độ hoàn thành nhiều dự án; cùng với việc khảo sát, thiết kế, thẩm định chƣa tốt và khâu tổ chức thực hiện còn nhiều sai sót, vi phạm đã gây lãng phí và phân tán nguồn lực.

Từ các tồn tại nêu trên, trách nhiệm của các cơ quan ban hành chính sách trong việc đƣa ra chủ trƣơng nhƣng chƣa đánh giá hết đƣợc những tác động trên nhiều mặt, cùng với trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong vai trò quản lý nhà nƣớc và trong tổ chức thực hiện

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB ở nƣớc ta hiện nay, tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống chính sách, pháp luật và triển khai quản lý sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB và rút ra những tồn tại, hạn chế từ việc ban hành chính sách, pháp luật đến việc triển khai thực hiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB; đánh giá hiệu quả của TPCP cho đầu tƣ XDCB đối với phát triển KT-XH nƣớc ta. Đồng thời đã đƣa ra một số kiến

80

nghị nhằm đổi mới công tác quản lý sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB trong thời gian tới, song thực hiện đƣợc hệ thống các giải pháp đó cần có sự quyết tâm của cả bộ máy chính trị các cơ quan tổ chức thực hiện.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sỹ và khả năng của tác giả nên luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết và thiếu sót. Nhƣng hy vọng rằng những vấn đề đã đƣợc đề cập trong luận văn có thể đóng góp phần nào, bổ sung thêm trong việc đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tƣ XDCB cho các giai đoạn tiếp theo.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo kết quả giải ngân vốn trái phiếu CP giai đoạn 2006-2012.

2. Bộ Xây dựng (2013), Báo cáo việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãnh phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu CP để đầu tư nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2009-2012.

3. Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ (2013), Báo cáo việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãnh phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012 .

4. Chính phủ (2013), Báo cáo về thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012.

5. Lê Quang Cƣờng (2007), Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng nhà nước bằng TPCP ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm

2003 của Quốc hội.

7. Quốc hội (2003), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

2005 của Quốc hội.

8. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội.

9. Quốc hội (2005), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội.

10. Kiểm toán Nhà nƣớc (2013), Báo cáo kết quả kiểm toán việc quản lý và sử

82

11. Thanh tra CP (2013), Báo cáo kết quả thanh tra vốn trái phiếu CP giai đoạn 2006-2012.

12. Nguyễn Việt Trung (2009) Phát triển thị trường Trái phiếu ở Việt Nam,

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 13. UBTVQH(2013), Báo cáo kết quả giám sát “ việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012. 14. http://www.baodientu.chinhphu.vn; 15. http://www.baodautu.vn; 16. http://www.moet.gov.vn; 17. http://www.mof.gov.vn; 18. http://www.mpi.gov.vn; 19. http://www.tapchitaichinh.vn/; 20. http://www.thuvienphapluat.vn/; 21. http://www.vnecon.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)