Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tƣ từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các bộ, ngành và địa phƣơng; kế hoạch hàng năm đƣợc giao cùng với kế hoạch đầu tƣ nguồn NSNN. Để sử dụng có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vốn trái phiếu Chính phủ cần thực hiện tốt các giải pháp chính sách sau:
Tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, thực hiện tốt kế hoạch đầu tƣ nguồn TPCP giai đoạn tiếp theo, bảo đảm thực hiện theo đúng các mục tiêu, danh mục dự án đã đƣợc Quốc hội, UBTVQH thông qua.
Các bộ, ngành, địa phƣơng phải rà soát, bố trí thêm nguồn vốn từ cân đối ngân sách địa phƣơng, từ vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW, nguồn thu về xổ số kiến thiết và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung số vốn còn thiếu của các dự án sử dụng vốn TPCP, đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ, bảo đảm hiệu quả.
Huy động thêm các nguồn vốn của các thành phần kinh tế thông qua việc chuyển đổi các hình thức đầu tƣ đối với các dự án đang sử dụng vốn TPCP có thể chuyển đổi đƣợc.
70
Sửa đổi một số quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế đầu tƣ bằng vốn nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ bao gồm: sửa đổi quy định điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ do điều chỉnh chính sách và giá cả nhƣ tăng giá vật liệu, tiền lƣơng, tiền công, đền bù giải phóng mặt bằng,… trong Nghị định số 83/2009/NĐ-CP; quy định về các nguồn vốn bổ sung cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong Quyết định số 60/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
Về cơ chế giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tƣ từ TPCP: Do kế hoạch vốn TPCP đã đƣợc giao cho cả giai đoạn 2012-2015, đề nghị Quốc hội cho phép kế hoạch hàng năm đƣợc giao cùng với kế hoạch đầu tƣ từ NSNN. Nhƣng trong triển khai thực hiện, đề nghị đƣợc linh hoạt hơn; số vốn kế hoạch năm trƣớc chƣa giải ngân hết đƣợc phép kéo dài sang năm sau.
Về cơ chế ứng trƣớc kế hoạch, đề nghị trên cơ sở kế hoạch vốn TPCP đã giao cho từng dự án, Quốc hội cho phép CP quyết định ứng trƣớc vốn theo yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của từng công trình, dự án. Mức vốn ứng cần đƣợc tính toán chặt chẽ căn cứ vào các yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô và nhu cầu từng dự án cụ thể.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng vốn TPCP tại các Bộ, ngành và địa phƣơng.
Tăng cƣờng vai trò các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ (tiền kiểm), đó là việc thẩm định quyết định đầu tƣ, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; đơn giá vật tƣ phải đƣợc kiểm tra chặt chẽ, sát thực tế.
Các cơ quan Thanh tra CP, Kiểm toán Nhà nƣớc phối hợp, tiến hành thanh tra, kiểm toán toàn diện chƣơng trình vốn TPCP, trong đó tập trung vào một số dự án, công trình có biểu hiện thất thoát, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ không cao nhƣ đã nêu trong Báo cáo và các dự án có TMĐT điều chỉnh tăng cao so với phê duyệt ban đầu.
71