Giải pháp về tổ chức quản lý và thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam (Trang 76)

Trên cơ sở làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc gây ra thất thoát, lãng phí trong quản lý nguồn vốn TPCP, đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu có biện pháp xử lý vi phạm đối với từng trƣờng hợp cụ thể, trƣớc mắt tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chính nhƣ sau:

Yêu cầu các bộ, ngành và địa phƣơng rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp lý của Luật. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB sử dụng vốn NSNN nói chung và nguồn vốn TPCP nói riêng cần rà soát điều chỉnh các nội dung phù hợp với các luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng, nhƣ: Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Đất đai,…;

Rà soát lại TMĐT của tất cả các dự án, phân loại và kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh TMĐT không phù hợp với các quy định của nghị quyết Quốc hội, UBTVQH và Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng CP. Tiếp tục thực hiện kế hoạch vốn TPCP trung hạn, sử dụng nguồn vốn ngân sách tập trung, các nguồn lực khác, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hóa để bổ sung nguồn vốn đầu tƣ hoàn thành các dự án trong danh mục sử dụng nguồn vốn TPCP.

Chấn chỉnh lại công tác quy hoạch, đầu tƣ XDCB, theo đó quy hoạch phải đi đôi với khả năng thực hiện, mang tính thống nhất, đồng bộ; chỉ đạo các bộ quản lý ngành cần rà soát lại quy hoạch, có hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phƣơng, bảo đảm thống nhất; xem xét lại cơ chế phân cấp, công tác thẩm định, đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán công trình.

Các quy định về phân cấp quản lý vốn đầu tƣ cần xem xét sửa đổi sớm, đặc biệt vấn đề phân cấp về việc phê duyệt các dự án đầu tƣ, dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn thuộc cấp nào quản lý thì do cấp đó phê duyệt.

72

Các bộ, ngành và địa phƣơng tổ chức đánh giá công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP. Trƣờng hợp phát hiện ra sai phạm, gây lãng phí phải làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm và có biện pháp khắc phục.

Thanh tra CP, Kiểm toán Nhà nƣớc tăng cƣờng công tác thanh tra và kiểm toán tình hình thực hiện và sử dụng nguồn vốn TPCP ở các cấp, các ngành và các dự án cụ thể.

Thu hồi toàn bộ các khoản vốn TPCP sử dụng sai mục tiêu, sai quy định vào NSNN.

Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, cần tập trung thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng CP theo hƣớng bố trí vốn tập trung, khắc phục dàn trải; huy động nhiều nguồn vốn, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hóa để bổ sung nguồn vốn đầu tƣ cho các dự án sử dụng vốn TPCP.

3.1.4.Những giải pháp đối với một số trường hợp cụ thể

a) Về đƣờng tuần tra biên giới do Bộ Quốc phòng quản lý

Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đƣờng Tuần tra biên giới giai đoạn tiếp theo sau năm 2015, vì đây là tuyến đƣờng quốc gia, có tổng chiều dài và quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc và đƣợc thực hiện qua rất nhiều năm. Trong đó, xem xét quyết định về quy mô, tổng mức đầu tƣ, thời gian thực hiện; đồng thời có cơ chế đặc thù để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tổng thể đối với việc dự án đi qua khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn (trên 50 ha phải xin ý kiến Quốc hội).

b) Các dự án thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tƣ hoàn thành một số công trình đầu mối hồ chứa nƣớc, kênh chính, phần hệ thống kênh cấp dƣới do địa phƣơng đầu tƣ còn thiếu vốn nên chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh. Đề nghị địa

73

phƣơng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát, tổng hợp báo cáo Quốc hội bổ sung và huy động các nguồn vốn nhằm phát huy hiệu quả của các công trình đã đầu tƣ bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp quản lý.

c) Đầu tƣ các dự án thuộc lĩnh vực y tế

Đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để đầu tƣ hoàn chỉnh các bệnh viện thuộc đối tƣợng của Nghị quyết 18/2008/QH12, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt danh mục để sớm đƣa vào sử dụng đồng bộ, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu về giƣờng bệnh/10.000 dân mà Quốc hội đã giao.

d) Đề án Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên

Đề án Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 đã hết thời hạn thực hiện, vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí vƣợt 109,34% so với kế hoạch theo Quyết định 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣng vẫn chƣa hoàn thành mục tiêu của Đề án. Tuy nhiên, do giá cả biến động trong thời gian qua, và việc huy động vốn khác gặp khó khăn, mục tiêu Chƣơng trình Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ chƣa hoàn thành. Vì vậy, đề nghị Quốc Hội xem xét cho phép tiếp tục thực hiện Chƣơng trình này, trong đó có nguồn trái phiếu Chính phủ.

đ) Chƣơng trình xây dựng ký túc xá sinh viên

Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của Chƣơng trình xây dựng ký túc xá sinh viên gắn với việc quy hoạch và phát triển ngành và mạng lƣới các trƣờng.

74

Đồng thời phải hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác vận hành quỹ nhà ở sinh viên sau đầu tƣ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg.

Do đặc thù của các trƣờng thuộc lực lƣợng vũ trang, đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục đầu tƣ một số dự án nhà ở học viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

3.2. Một số kiến nghi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)