- Mô tả hình ảnh đường sức từ bằng cách tạo từ phổ Đặc điểm đường sức từ của dòng điện trong
A. B= 2.10 I r
1.2. Định hướng giải quyết nhiệm vụ
a. Xác định giải pháp.
HS Suy luận đưa ra giải pháp: Mô tả hình ảnh đường sức từ của nam châm bằng cách tạo từ phổ nên ta cũng mô tả hình ảnh đường sức từ của dòng điện trong các dây dẫn này bằng cách tạo từ phổ. Sau đó dùng nam châm thử để xác định chiều của các đường sức từ đó và rút ra qui luật.
b. Thực hiện giải pháp.
GV tổ chức lớp hoạt động nhóm:
Chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Tìm dụng cụ thí nghiệm, bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Trong đó:
+ Nhóm 1, 2: Làm về dòng điện thẳng. + Nhóm 3, 4: Làm về dòng điện tròn.
Khóa luận tốt nghiệp
+ Nhóm 5, 6: Làm về dòng điện trong ống dây.
Quan sát học sinh thảo luận, tiến hành thí nghiệm và hướng dẫn khi cần thiết. HS: Trình bày kết quả của nhóm mình.
Hướng dẫn Học sinh thảo luận và xác nhận kết quả đúng của các nhóm. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm đổi chiều dòng điện và xác định chiều đường sức từ?
HS: Các nhóm lần lượt làm thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên sau đó trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình
Kết quả thí nghiệm: Nhóm 1, 2: Nhóm 3, 4: Nhóm 5, 6:
+ Tìm dụng cụ thí nghiệm tương ứng với nhiệm vụ được giao của nhóm minh.
+ Bố trí thí nghiệm + Tiến hành thí nghiệm.
+ Ghi nhận, thông báo kết quả của nhóm mình HS: Làm việc theo nhóm
Khóa luận tốt nghiệp
Chiều đường sức từ có phụ thuộc chiều dòng điện không?
HS: Chiều đường sức từ phụ thuộc vào chiều dòng điện trong mạch. Chiều đường sức từ liên hệ với chiều dòng điện theo qui luật gì? HS……..
Giáo viên gợi ý để HS tìm ra qui tắc:
Nếu biết chiều dòng điện, liệu có thể dùng bàn tay phải để xác định chiều các đường sức từ được không?
HS: Các nhóm sử dụng bàn tay phải dùng phương pháp thử sai để xác định chiều đường sức từ của dòng điện trong nhóm mình.
Hướng dẫn Học sinh thảo luận và xác nhận kết quả đúng của các nhóm. + Nhóm 1, 2: Giơ ngón tay cái của bàn tay phải theo chiều dòng điện thì chiều các đường sức là chiều khum từ cổ tay đến bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn
+ Nhóm 3, 4: Khi khum bàn tay theo vòng dây của khung sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong khung thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.
Khóa luận tốt nghiệp
+ Nhóm 5, 6: Khi khum bàn tay theo các vòng dây của khung sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện trong khung thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.
Ngoài cách này ra người ta còn sử dụng cái đinh ốc để xác định chiều của đường sức từ
Yêu cầu các nhóm sử dụng chiều quay và chiều tiến của đinh ốc để tìm qui tắc xác định chiều đường sức từ trong mạch?
Các nhóm sử dụng chiều quay và chiều tiến của dòng điện để xác định. Thông báo kết quả trước lớp:
+ Nhóm 1, 2: Đặt cái đinh ốc dọc theo dây dẫn. Quay cái đinh ốc sao cho nó tiến theo chiều dòng điện, thì chiều quay của cái đinh ốc là chiều của các đường sức từ.
+ Nhóm 3, 4: Đặt cái đinh ốc dọc theo trục của khung dây. Xoay cái đinh ốc theo chiều dòng điện trong khung, thì chiều quay của cái đinh ốc là chiều của đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.
I
Khóa luận tốt nghiệp
+ Nhóm 5, 6: Đặt cái đinh ốc dọc theo trục của ống dây. Xoay cái đinh ốc theo chiều dòng điện trong ống dây, thì chiều quay của cái đinh ốc là chiều của đường sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện.
c. Khái quát củng cố kết quả
GV thông báo độ lớn của véctơ cảm ứng từ của dòng điện trong các dây dẫn này.
Người ta xác định chiều đường sức từ của dòng điện thẳng bằng đinh ốc là qui tắc đinh ốc 1, trong vòng dây tròn và trong ống dây là qui tắc đinh ốc
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này tôi đặc biệt quan tâm tới những vấn đề sau:
- Lập sơ đồ biểu đạt logic của tiến trình nhận thức khoa học phù hợp với trình độ HS đối với các kiến thức về việc mô tả từ trường bằng các đường sức từ thuộc chương “Từ trường”
- Vận dụng các quan điểm, lý luận đã trình bày ở chương 1 thiết kế tiến trình dạy học cụ thể:
1. Từ trường.
2. Từ trường của một số dòng điện có dạng đơn giản.
- Các tiến trình dạy học đó nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của HS, giúp HS nắm vững được các kiến thức về việc mô tả từ trường bằng các đường sức từ trong chương “Từ trường”. Qua đó giúp các em áp dụng được các kiến thức đã học để làm các bài tập có liên quan đến phần đường sức từ của từ trường. - Trong mỗi bài học tôi đều tổ chức các tình huống học tập để đưa HS vào hoạt động giải quyết vấn đề. Các tình huống đó chứa đựng những vấn đề cần
B
Khóa luận tốt nghiệp
giải quyết từ đó dẫn HS tới việc suy luận lý thuyết, dự đoán mối quan hệ giữa các kiến thức cần xây dựng.
- Trong các tiến trình dạy học, đối với từng đơn vị kiến thức cụ thể chúng tôi trình bày như sau:
+ Sơ đồ cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng kiến thức. + Mục tiêu dạy học và đề kiểm tra kết quả học.
+ Phương tiện dạy học.
+ Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể.