Nội dung kiến thức chương này trừu tượng, HS chỉ quan sát thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án dạy học một số bài phần “Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng khác nhau. (Trang 40)

biểu diễn của GV mà không trực tiếp được làm thí nghiệm nên không hiểu rõ bản chất của vấn đề.

- Kiến thức toán học của HS còn kém.

b) Sai lầm.

- Rất nhiều HS vẫn còn hiểu rằng những hiện tượng điện là những hiện tượng liên quan đến điện tích, đến dòng điện còn những hiện tượng từ là những hiện tượng liên quan đến nam châm.

- Lúng túng trong việc xác định chiều của đường sức từ trong các dây dẫn thẳng, trong dây dẫn tròn và trong ống dây và xác định chiều của lực từ

- Nhầm các công thức tính cảm ứng từ của từ trường của dòng điện trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau.

- Nhầm lẫn khi xác định chiều lực lorenxơ cho hạt mang điện âm và dương. Khi xác định cực của nam châm còn nhầm là cực âm, cực dương.

- Khi có nhiều véctơ cảm ứng từ không cùng phương gây ra tại một điểm, nhiều HS dùng phép cộng đại số, cộng tất cả các véctơ thành phần để tìm độ lớn của véctơ tổng hợp.

Thông qua việc tìm hiểu trên, để góp phần hạn chế những sai lầm, khó khăn của HS tôi quyết định chọn đề tài: thiết kế hoạt động dạy học một số bài phần “Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng khác

Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

- Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung chương ta sẽ hiểu rõ hơn nội dung cũng như bản chất, thứ tự tiến trình dạy các nội dung kiến thức một cách lôgic.

- Đưa ra các nội dung kiến thức HS cần nắm được sau khi học từ đó đưa ra cách dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học đã đề ra.

- Vận dụng những thuận lợi mà GV đưa ra cũng như những khó khăn mắc phải để đưa ra phương án dạy học hiệu quả.

- Dựa trên những khó khăn và sai lầm của HS để thiết kế tiến trình dạy học khắc phục được những khó khăn và sai lầm đó.

Tóm lại chương 2 tạo tiền đề cơ sở để thiết kế được các phương án dạy học phù hợp nhằm phát huy tối đa tính tích cực, tự lực của HS.

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC MỘTSỐ BÀI CỤ THỂ PHẦN “TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN SỐ BÀI CỤ THỂ PHẦN “TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN

CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG KHÁCNHAU” VẬT LÝ 11 – THPT. NHAU” VẬT LÝ 11 – THPT.

3.1. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI 26: “TỪ TRƯỜNG”.

Ở bài này có ba đơn vị kiến thức cần xây dựng ứng với ba đơn vị kiến thức cần giải quyết:

Đơn vị kiến thức 1: Tương tác từ. Đơn vị kiến thức 2: Từ trường. Đơn vị kiến thức 3: Đường sức từ.

3.1.1 Sơ đồ cấu trức nội dung và tiến trình xây dựng kiến

3.1.1.1 Các câu hỏi cơ bản và các kết luận tương ứng với từng đơn vịkiến thức cần dạy kiến thức cần dạy

* Câu hỏi 1:

Tương tác giữa nam châm-nam châm, dòng điện – nam châm, dòng điện – dòng điện có phải là tương tác điện hay tương tác hấp dẫn không?

* Kết luận 1:

Tương tác giữa nam châm – nam châm, nam châm – dòng điên, dòng điện – dòng điện không phải là tương tác điện hay tương tác hấp dẫn vì tương tác hấp dẫn. Nó là một tương tác khác và gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong trường hợp này gọi là lực từ.

* Câu hỏi 2:

Môi trường truyền tương tác từ có đặc điểm gì? * Kết luận 2:

Môi trường truyền tương tác từ gọi là từ trường. “Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó”.

Khóa luận tốt nghiệp

* Câu hỏi 3:

Làm thế nào có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một

khoảng không gian nào đó? Có cách nào để mô tả hoặc quan sát được hình ảnh của từ trường?

* Kết luận 3:

- Để phát hiện ra sự tồn tại của từ trường trong một miền không gian nào có thể dùng một kim nam châm nhỏ đặt tại một vị trí bất kì trong miền không gian ấy.

- Mô tả hình ảnh của từ trường bằng các đường sức từ

“Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó, chiều từ cực Nam – Bắc của kim nam châm thử”.

- Bằng cách tạo từ phổ ta được hình ảnh các đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U

Khóa luận tốt nghiệp

3.1.1.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng từng đơn vị kiến thức

Sơ đồ 1: Tương tác từ

Một phần của tài liệu Thiết kế phương án dạy học một số bài phần “Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng khác nhau. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w