3. Yêu cầu nghiên cứu
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn những người có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như: Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố; Trưởng phòng Tài Nguyên và môi trường (là cơ quan thường trực Hội đồng và thẩm định phương án thu hồi, bồi thường và tái định cư); Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất (là cơ quan trực tiếp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng); Cán bộ địa chính các xã, phường; Cán bộ quản lý ruộng đất, trưởng thôn, khu nơi có đất thu hồi... để đề xuất các giải pháp có hiệu quả các trong công tác GPMB của dự án.
- Thu thập ý kiến đánh giá, góp ý để giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm hoàn thiện hơn chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn thành phố Bắc Ninh tại một số các phòng ban có liên quan: Phòng Tài chính- kế hoạch (liên quan đến kinh phí BT.HT); Phòng thanh tra (liên quan đến việc giải quyết đơn thư khiếu nại); Chi cục thuế (liên quan đến số liệu BT.HT đất nông nghiệp); Trung tâm phát triển quỹ đất (cơ quan trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, GPMB); Phòng tài nguyên và Môi trường (liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất, thẩm định hồ sơ thu hồi, BT.HT&TĐC của các dự án); Phòng quản lý đô thị (liên quan đến việc thẩm định các hạng mục tài sản vật kiến trúc trên đất ở; các công trình được lập bồi thường theo dự toán); Phòng kinh tế (liên quan đến đất giao thông, thủy lợi, các công trình công cộng).
Chƣơng III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km về phía Bắc, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Nam theo ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp huyện Tiên Du, huyện Quế Võ; - Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
- Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.
Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 6 xã mới sát nhập về theo Nghị định số 60/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Bắc Ninh gồm: xã Hoà Long, Khúc Xuyên, Phong Khê, Nam Sơn, Khắc Niệm và Kim Chân thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du [7].
Thành phố Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách Trung tâm Công nghiệp Hải Phòng, Quảng Ninh hơn 100 km về phía Đông. Thành phố Bắc Ninh có các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, 38, 18, tuyến đường Bắc Ninh - Nội Bài, tuyến đường sắt Bắc - Nam, các tuyến đường thuỷ (sông Cầu) rất thuận tiện cho đi lại thông thương và giao lưu văn hoá...với những điều kiện đó đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh phát triển trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình: Thành phố Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Địa mạo: Gồm các khu vực đồng bằng với độ dốc trung bình < 2% xen kẽ với các đồi bát úp có độ dốc sườn đồi từ 8 -15% và có độ cao phổ biến 40 - 50 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,25%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố tại: xã Hòa Long (núi Quả Cảm); phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh (núi Ông Tư, Búp Lê, Điêu Sơn); xã Vân Dương, Nam Sơn (núi Cửa Vua, Bàn Cờ); Phường Hạp Lĩnh (núi Và).
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ
trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao
nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng từ 1.400 - 1.600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm; Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
- Chế độ thủy văn: Thành phố có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực sông Cầu (bắt nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30 km (chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng sông mùa khô rộng (60 - 80 m), mùa mưa rộng (100 - 120 m). số liệu đo mực nước tại Đáp Cầu: mực nước lớn nhất là 8,09 m (năm 1971), lưu lượng tối đa 1780 m3/s, mực nước nhỏ nhất - 0,17 m (năm 1960), lưu lượng tối thiểu 4,3 m3/s.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 619,8 ha, phân bố tập trung ở Tiên Du, thành phố Bắc Ninh và Quế Võ.
- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở
Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên
Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77%.
3.1.1.5. Tài nguyên nhân văn, du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ Bắc Ninh. .
Các làng nghề Bắc Ninh: Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai ... Ngày nay nhiều làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.
Bắc Ninh nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông xanh ngắt bãi lúa, nương dâu là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Kinh tế
Sáu tháng cuối năm 2013, tổng GDP của tỉnh theo giá cố định 1994 ước 6.918,4 tỷ đồng, đạt 46,2% kế hoạch năm, tăng 10,7% so cùng kỳ năm 2012; theo giá so sánh 2010 ước 28.294,5 tỷ đồng, đạt 44,4% kế hoạch năm, tăng 13,2%; trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.248,1 tỷ đồng, đạt 55,4% kế hoạch năm, giảm 1,4%; Công nghiệp và xây dựng 21.819,7 tỷ đồng, đạt 43,8%, tăng 16,7%; Dịch vụ 4.226,8 tỷ đồng, đạt 42,9%, tăng 5,3%. Định hướng cơ cấu kinh tế thành phố Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2015 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế STT Chỉ tiêu kinh tế Cơ cấu kinh tế thành
phố năm 2013
Tăng, giảm cơ cấu so với năm 2010
1 Nông lâm ngư nghiệp 55,4% - 1,4%
2 Công nghiệp xây dựng 43,8% + 16,7%
3 Dịch vụ 42,9% + 5,3%.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội thành phố Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng sản phẩm GDP 1.558,0 1.866,2 2.185,6 2.466,8 2.891,4 Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng 790,0 959,1 1.119,1 1.192,1 1.374,4
Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 111,9 115,1 117,7 118,5 120,0
Dịch vụ Tỷ đồng 656,1 792,0 948,8 1.156,2 1.397,0
2. Cơ cấu tổng sản phẩm
Công nghiệp - XDCB % 50,7 51,4 51,2 48,3 47,5
Nông - Lâm nghiệp % 7,2 6,2 5,4 4,8 4,2
Dịch vụ % 42,1 42,4 43,4 46,9 48,3
3. GDP bình quân đầu
ngƣời (Giá thực tế) USD 1.247,5 1.562,4 2.031,6 2.143,0 2.236,8
Nguồn: Phòng thống kê thành phố Bắc Ninh 3.1.2.2. Văn hóa, xã hội
* Giáo dục và đào tạo:
Bắc Ninh xây dựng cơ sở trường lớp theo hướng chuẩn và hiện đại hóa. Hiện thành phố có 764/825 phòng học kiên cố (xóa được 22 phòng học cấp 4 so với cùng kỳ). Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia và trường trọng điểm. Năm 2011, Thành phố đã hoàn thành thêm 10 trường chuẩn Quốc gia mức 1 và mức 2 ở các bậc học. Cho đến nay, số trường đạt chuẩn quốc gia mức 1 các bậc học là 52/64 trường (đạt 81,2%); mức 2 là 12/64 trường (đạt 18,8%); Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh có nhiều chuyển biến theo hướng thực chất. Trong đó chất lượng học sinh giỏi được khẳng định vững chắc qua các kỳ thi.
- Đối với bậc Tiểu học: Đạt giải Nhất tuyệt đối cả về số lượng và chất lượng giải giao lưu học sinh giỏi. Cụ thể:
+ Cấp Tỉnh: đạt 68 giải, trong đó: giải Nhất 29 giải, Nhì 20 giải, Ba 18 giải, khuyến khích 1 giải.
+ Cấp Quốc gia: đạt 13 giải, trong đó có 01 giải Nhì, 7 giải Ba và 05 giải khuyến khích. - Đối với bậc THCS: Số lượng và chất lượng giải đứng thứ nhất tỉnh. Cụ thể: + Cấp Tỉnh đạt 81 giải, trong đó giải Nhất 12 giải, Nhì 30 giải, ba 16 giải và khuyến khích 23 giải.
+ Cấp Quốc gia đạt 5 giải, trong đó 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 02 giải khuyến khích. - Kỷ cương nề nếp của học sinh được duy trì và đánh giá theo hướng thực chất. Cụ thể: + Bậc Tiểu học: Thực hiện đầy đủ đạt 2659/2669 học sinh = 99.6% (giảm 0,15% so với cùng kỳ), chưa đầy đủ 10/2669 = 0,3% (tăng 0,15% so với cùng kỳ)
+ Bậc THCS: Loại Tốt đạt 71,8%, loại yếu 0,15% (giảm 0,29% so với cùng kỳ). - Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên đạt nhiều kết quả tích cực. Số giáo viên dạy giỏi và đạt dạy giỏi xuất sắc cấp tỉnh đứng thứ Nhất toàn Tỉnh (10/26 giáo viên xuất sắc = 30,5% toàn tỉnh).
* Sự nghiệp y tế:
Tính đến ngày 31/12/2012, trên địa bàn thành phố có bệnh viện đa khoa của tỉnh và bệnh viện đa khoa tư nhân, trung tâm y tế dự phòng và 19 trạm y tế với 103 giường bệnh, ngoài ra còn có trên 131 cơ sở hành nghề y. Diện tích đất cơ sở y tế hiện có 22,92
ha, bình quân 1,55 m2/người. Mặc dù, những năm qua còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở
vật chất xuống cấp, điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân còn gặp nhiều hạn chế nhưng ngành y tế đã cố gắng khắc phục, đạt được những kết quả đáng khích lệ.
* Sự nghiệp văn hoá xã hội - thể dục thể thao:
Các hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao của thành phố đã có chuyển biến tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hàng năm thành phố vẫn duy trì được các hoạt động văn hoá và sinh hoạt tín ngưỡng thông qua sinh hoạt văn hoá quan họ, các lễ hội truyền thống đậm đà sắc thái văn hiến vùng Kinh Bắc. Đến nay, toàn thành phố có 57/116 di tích được Bộ Văn hóa Thông tin và UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa; 106/107 làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hoá; 19/19 xã, phường có đài truyền thanh; 19 nhà văn hóa cấp xã, phường (8 nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt); 100 nhà văn hóa cấp làng, khu phố; có 2 thư viện cấp thành phố, 06 thư viện cấp xã, 85 tủ sách các làng, khu phố; 61 điểm vui chơi trẻ em.
* Năng lượng, bưu chính viễn thông:
Thành phố hiện đang sử dụng nguồn điện từ lưới điện quốc gia 110 KV với nhiều cấp điện áp (35 KV, 22 KV, 10 KV và 6 KV), có trên 240 trạm biến áp (chủ yếu là trạm biến áp phân phối loại treo) hoạt động tối đa công suất, đảm bảo kịp thời truyền tải điện cho thành phố. Mạng lưới điện chiếu sáng có ở hầu hết các trục đường, tuyến phố chính đến các khu dân cư nông thôn với đèn chiếu sáng đa dạng nhiều loại (bóng cao áp, compac…) luôn đảm bảo ánh sáng cho đường phố và các khu vực công cộng, khu dân sinh.
Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông ngày càng được quan tâm và đầu tư xây dựng kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu, hòa mạng quốc gia, quốc tế (đã phủ sóng các mạng điện thoại di động, internet và hệ thống đài truyền hình, đài phát thanh của trung ương, tỉnh. Đến nay, số máy điện thoại cố định bình quân khoảng 18,7 máy/100 dân, gấp 2,4 lần so với năm 2001 và có trên 28 nghìn máy điện thoại thuê bao cố định.
* Dân số và lao động:
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2013, dân số thành phố Bắc Ninh là 164.920 người chiếm 14,83% dân số toàn tỉnh. Dân số thành thị chiếm 49,34%, nông thôn chiếm 50,66%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,15%. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố như tăng cường nguồn lao động cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Song cũng do dân số gia tăng đã làm cho nhu cầu về đất ở, đất xây dựng, đất canh tác cây lương thực thực phẩm tăng theo tạo nên sức ép rất mạnh mẽ lên tài nguyên đất vốn đã hạn hẹp của thành phố.
Tổng số lao động xã hội qua đã qua đào tạo của toàn thành phố chiếm khoảng 44,1% tổng dân số, tương đương với khoảng 70.084 người. Chất lượng của nguồn nhân lực chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo điều tra, lao động khoa học kỹ thuật của thành phố chiếm khoảng 40% dân số trong độ tuổi lao động, cao hơn mức trung bình của cả tỉnh; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là khoảng 4,4% và tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn là khoảng 82%.
Bảng 3.3: Hiện trạng dân số và lao động thành phố Bắc Ninh năm 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lƣợng
1 Tổng số hộ Hộ 10.724
1.1 Hộ nông nghiệp Hộ 6.373
1.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.351
2 Tổng số khẩu Người 37.096
3 Lao động Người 16.340
3.1 Nông nghiệp Người 7.690
3.2 Phi nông nghiệp Người 8.650
4 Tỷ lệ gia tăng dân số ‰ 10,8
5 Thu nhập bình quân Tr/người/năm 27,59
6 Mật độ Người/km2
633,55
3.2. Đánh giá thực trạng công tác BT.HT&TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
3.2.1. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính
Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính cấp xã và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành nhiều lần thông qua các đợt đo bản đồ địa chính từ năm 1994 - 1995, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo thống kê, kiểm kê đất đai 5 năm trên cơ sở nền bản đồ địa