Kết quả thực hiện chính sách BT.HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 30)

3. Yêu cầu nghiên cứu

1.3.3Kết quả thực hiện chính sách BT.HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên

bàn thành phố Bắc Ninh

Tại thành phố Bắc Ninh việc triển khai công tác GPMB phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội chung của toàn tỉnh đã được thực hiện khá hiệu quả. Nhiều dự án lớn đã được hoàn thành GPMB nhanh, gọn, kịp tiến độ đem lại diện mạo mới góp phần vào bước chuyển mình chung của tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp về nguồn gốc sử dụng đất, cơ chế chính sách về đất đai thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính gây ra khó khăn trong công tác GPMB

Tổng hợp từ năm 2009 đến năm 2013 trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng được 133 dự án với diện tích đất thu hồi 229,28 ha. Trong đó thu hồi diện tích đất nông nghiệp 151,06 ha; Diện tích đất ở 2,14 ha; Diện tích đất chuyên dùng 74,47 ha; Diện tích đất chưa sử dụng 0,54 ha; Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,07 ha.

Dựa trên những văn bản quy định về công tác GPMB của Chính phủ, tùy theo tính chất của từng dự án UBND tỉnh Bắc Ninh có những chính sách hỗ trợ đặc thù riêng tạo cơ chế mở thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án (ví dụ: Dự án xây dựng mới cầu đường bộ Thị Cầu, dự án xây dựng trụ sở phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Bắc Ninh).

* Nhận xét về chính sách BT.HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

- Nhận xét chung

Nói chung, công tác GPMB tại nước ta cũng như các nước khác trong khu vực đều gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp khi xác định nguồn gốc đất đai, sự biến động đất đai trong quá trình sử dụng và chính sách pháp luật về đất đai. Mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khác, cơ chế chính sách BT.HT&TĐC thường xuyên thay đổi, mỗi lần thay đổi, chính sách sau thông thoáng và có lợi hơn rất nhiều so với chính sách trước làm ảnh hưởng đến các đối tượng chịu điều chỉnh của cơ chế ban hành trước, đồng thời tạo tâm lý trông chờ gây khó khăn cho các dự án đặc biệt các dự án dở dang thực hiện chuyển tiếp qua nhiều chính sách..

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về BT.HT&TĐC ngày càng phù hợp

hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Quan tâm

tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, vì thế công tác BT.HT&TĐC trong thời gian qua đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận.

Thứ nhất: Đối tượng được BT.HT&TĐC ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

Thứ hai: Mức BT.HT ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất.

Thứ ba: Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.

Thứ tư: Trình tự thủ tục tiến hành BT.HT&TĐC đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.

Thứ năm: Các địa phương dựa trên quy định Luật Đất Đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác BT.HT&TĐC được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, cơ chế thực hiện việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành cũng có nhiều nhược điểm:

Một là, vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất chưa được quy định theo một chuẩn mực nhất quán.

Hai là, việc thu hồi đất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phê duyệt cho nên người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba là, nhà đầu tư dự án, công trình phải làm việc với rất nhiều đối tác để thực hiện việc bồi thường, GPMB vì vậy phát sinh thêm chi phí đóng góp cho địa phương, chi thêm ngoài phương án cho người có đất bị thu hồi...

Bốn là, thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà thường trả bằng tiền, những trường hợp phải tái định cư cho người bị thu hồi đất ở đối với các dự án lớn chưa được giải quyết thỏa đáng, điều kiện khu tái định cư không bằng khu dân cư có đất bị thu hồi.

Năm là, chưa bảo đảm công bằng trong những người sử dụng đất chung quanh dự án, công trình đang triển khai

Sáu là, ngoài các dự án phát triển kinh tế phục vụ lợi ích quốc gia Nhà nước còn thu hồi đất cả những dự án nhỏ, lẻ phục vụ thuần túy cho lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, điều này dễ gây cho người có đất bị thu hồi ấn tượng Nhà nước lấy quyền lợi của người này trao cho người khác.

Luật Đất Đai năm 2003 đã giải quyết được các nhược điểm của cơ chế khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế đã được phân tích kỹ và tìm ra giải pháp để khắc phục. Những giải pháp này được thể hiện thành những quy định khung trong Luật và sẽ được chi tiết hóa trong các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Những quy định này tạo nên cơ chế Nhà nước thu hồi đất có nhiều đổi mới.

Một là, giá đất do Nhà nước quy định bảo đảm nguyên tắc: sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; giá trị bồi thường cho người có đất bị thu hồi được tính theo giá đất do Nhà nước quy định theo nguyên tắc trên tạo nên tính nhất quán về mặt giá trị.

Hai là, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Ðiều 39 Luật Đất Đai 2003).

Ba là, Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao đất cho tổ chức phát triển quỹ đất do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

án đầu tư; Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, GPMB và giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án đối với các trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Ðiều 41).

Bốn là, người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở; Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn (Ðiều 42); như vậy việc bồi thường trước hết phải bằng đất, người bị thu hồi đất ở phải được giải quyết bằng khu tái định cư có điều kiện tốt hơn nơi ở cũ.

Năm là, đất cho các dự án chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn phải được phân bổ đồng bộ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực (Ðiều 86); Như vậy thu hồi đất để thực hiện dự án chỉnh trang không chỉ có đất làm công trình hạ tầng mà bao gồm cả đất liền kề công trình để một mặt tạo cảnh quan khu dân cư hiện đại, mặt khác tạo công bằng xã hội giữa những người có đất bị thu hồi.

Sáu là, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ; Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất (Ðiều 40);

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp diện tích đất giao, thuê đất trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh từ năm 2009 đến năm 2013 (ĐVT: ha) STT Năm Số dự án thực hiện Tổng diện tích thu hồi

Loại đất thu hồi Mục đích sử dụng

Ghi chú Đất nông nghiệp Đất ở Đất chuyên dùng Đất chƣa sử dụng Nghĩa trang nghĩa địa Đô thị Nông thôn Trụ sở quan Sản xuất kinh doanh Chuyên dùng Đất khác Đất NN KCT 1 2009 23 56,804 38,022 0,653 16,774 0,355 0,998 0,285 9,899 1,340 26,492 16,545 2,217 0,024 2 2010 35 46,582 29,662 0,237 16,485 0,188 0,010 2,020 - 2,520 19,812 15,407 6,375 0,449 3 2011 38 61,974 49,368 0,600 11,992 0,001 0,013 5,801 20,329 4,573 7,264 10,642 11,081 2,285 4 2012 33 62,549 34,013 0,646 27,843 - 0,047 2,464 - 2,174 17,352 31,507 8,600 0,452 5 2013 4 1,374 - - 1,374 - - - - 0,279 0,812 - 0,282 - Tổng cộng 133 229,283 151,066 2,136 74,468 0,544 1,069 10,571 30,228 10,887 71,732 74,100 28,555 3,210

Chƣơng II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu liên quan đến những vấn đề thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, đánh giá các ưu nhược điểm, những hạn chế tồn tại khi thực hiện tại một số dự án trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

* Nghiên cứu chính sách BT.HT&TĐC trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cụ thể tại 03 dự án:

- Dự án 1: Xây dựng khu đô thị DABACO Vạn An- thành phố Bắc Ninh: - Dự án 2: Xây dựng mới cầu đường bộ Thị Cầu- thành phố Bắc Ninh;

- Dự án 3: Xây dựng trụ sở phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Bắc Ninh.

Qua đó, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác GPMB trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. - Dự án 1: Thôn Xuân Viên, thôn Quả Cảm xã Hòa Long; khu Thụ Ninh phường

Vạn An; khu Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh đối với dự án xây dựng khu Đô thị Dabaco Vạn An.

- Dự án 2: Khu 6, phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đối với dự án xây dựng mới cầu đường bộ Thị Cầu.

- Dự án 3: Khu Khả Lễ và khu Hòa Đình, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh đối với dự án xây dựng trụ sở phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Bắc Ninh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh.

- Đánh giá thực trạng công tác BT.HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

- Đánh giá công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi tại 03 dự án nghiên cứu. - Đánh giá tác động của công tác bồi thường, GPMB ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của các hộ gia đình cá nhân có đất bị thu hồi tại 03 dự án nghiên cứu.

- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách BT.HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập tài liệu, các văn bản, các nghị định, thông tư của Chính phủ, các văn bản, quyết định của tỉnh Bắc Ninh quy định về công tác BT.HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

* Thu thập nguồn thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên- kinh tế, xã hội của thành phố Bắc Ninh được thu thập tại phòng Kinh tế; phòng Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm dân số- kế hoạch hóa gia đình thành phố Bắc Ninh; Phòng Thống kê thành phố Bắc Ninh.

- Các văn bản liên quan đến công tác bồi thường, GPMB nói chung và của 03 dự án nghiên cứu được thu thập tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Bắc Ninh;

- Tài liệu phục vụ việc xác định nguồn gốc đất thu hồi và bồi thường, tính pháp lý của thửa đất, bản đồ quy hoạch phục vụ công tác tái định cư (đối với đất ở) được thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh; Đối với đất nông nghiệp ngoài số liệu thu thập tại phòng Tài nguyên và Môi trường còn cần có sự phối hợp của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh trong việc rà soát và đối chiếu trên sổ bộ thuế đất nông nghiệp do Chi cục quản lý và sổ giao chia ruộng do địa phương quản lý.

- Bản đồ phục vụ công tác bồi thường, GPMB của các dự án do cơ quan đo vẽ bản đồ hoặc do chủ đầu tư cung cấp cho đơn vị thực hiện công tác bồi thường, GPMB.

2.4.2. Phương pháp điều tra các số liệu sơ cấp

Điều tra về các thông tin liên quan đến việc bồi thường đất, tài sản trên đất, giá đất, giá bồi thường, các thông tin liên quan đến tình hình đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân có đất thu hồi bằng cách lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường. Để đảm bảo thời gian tôi tiến hành điều tra phỏng vấn với tổng số phiếu điều tra là 85 phiếu trong đó:

- Dự án 1: Xây dựng khu đô thị DABACO Vạn An, thành phố Bắc Ninh: 35 phiếu chiếm 5,62% tổng số hộ gia đình có đất bị thu hồi (đợt 1) thuộc địa bàn khu Thụ Ninh, Thượng Đồng của phường Vạn An; Khu Phúc Sơn của phường Vũ Ninh và thôn Xuân Viên, Quả Cảm của xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.

- Dự án 2: Xây dựng mới cầu đường bộ Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh: 20 phiếu chiếm 55,5% tổng số đối tượng có đất thu hồi thuộc địa bàn tổ 23, khu 6 phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh.

- Dự án 3: Xây dựng trụ sở phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Bắc Ninh: 30 phiếu chiếm 37,5% tổng số đối tượng có đất thu hồi.

Số lượng mẫu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Word, Excel để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.

2.4.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phỏng vấn những người có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như: Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 30)