CÔNG VIÊN CÔNG TẠI HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Dịch Vụ Công Viên Công Tại Hà Nội (Trang 50)

3.1 Định hướng phát triển dịch vụ công viêncông tại Hà Nội công tại Hà Nội

Theo số liệu mà Ban chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hà Nội đưa ra tại Hội thảo tăng cường truyền thông về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, hiện nay TP Hà Nội đang có trên 6.7 triệu người đang sinh sống và làm việc với mật độ dân số là 1.918 người/km2, gấp 8 lần bình quân cả nước.Mỗi năm, Hà Nội có trên 100.000 trẻ được sinh ra, cộng với làn sóng nhập cư về Hà Nội, dẫn đến quy mô dân số đã tăng gần bằng với dân số một huyện lớn (khoảng 200.000 người).

Gia tăng dân số là một vấn đề luôn tạo ra rất nhiều áp lực lớn lên đôi vai của chính quyền thành phố. Ngoài những nhu cầu về nhà ở, việc làm, lương thực, thì nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn của người dân cũng trở nên cấp thiết nhất là khi nhịp sống hiện đại nơi thành thị ngày càng bận rộn,xô bồ với áp lực từ nhiều phía. Đặc biệt với một đất nước đang phát triển như Việt Nam,thu nhập còn thấp thì vai trò của những công trình giải trí công cộng với một mức giá thấp/miễn phí là không thể phủ nhận. Do đó, định hướng phát triển cho các công viên công là tiếp tục duy trì và phát triển các dịch vụ công cộng, giá trị gia tăng cũng như tăng cường quản lý đội ngũ nhân viên. Để làm được điều này, các đơn vị chủ quản cần tập trung vào các yếu tố làm tăng sự hài lòng của người dân đối với các công viên này.

lòng của người dân và cần có sự cải tiến mạnh mẽ là:

+ Các dịch vụ công cộng: Giải pháp tập trung cho quang cảnh, cây xanh, độ an toàn và đường đi.

+ Nhân viên : Giải pháp tập trung cho nhân viên bảo vệ và nhân viên vệ sinh.

- Các yếu tố làm tăng sự hài lòng của người dân: + Các dịch vụ gia tăng giá trị :

•Mật độ và sự sạch sẽ của nhà vệ sinh

•Sự phong phú và đa dạng của các dịch vụ, trò chơi thu phí •Mức giá vừa phải, hợp lý của các dịch vụ này

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của ngườidân đối với dịch vụ công viên công tại Hà Nội: dân đối với dịch vụ công viên công tại Hà Nội:

Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, và phân tích số liệu, chúng tôi sẽ đưa ra những kiến nghị dựa trên các tiêu chí mà người dân quan tâm nhiều nhất.Để đảm bảo tính khách quan và nhất quán, chúng tôi sẽ đứng trên cương vị của người dân sử dụng dịch vụ công viên công để đưa ra những kiến nghị dưới đây.

3.2.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng cácdịch vụ công cộng dịch vụ công cộng

Mức thu phí

Đa phần người dân được hỏi đều đồng ý rằng đối với những địa điểm công cộng như công viên công thì việc thu phí là không nên. Tuy nhiên, họ cũng bổ sung rằng, nếu mức phí thu là hợp lý, và số tiền phí họ phải trả sẽ được sử dụng đúng mục đích để nâng cao chất lượng cho công viên thì người dân sẵn sàng trích hầu bao của mình. Vì vậy, nếu ban quản lý muốn nâng cao chất lượng công viên mà cần sự đóng góp của người dân, chúng tôi muốn những con số này luôn được công khai để đảm bảo tính rõ ràng, và phần nào khiến người dân yên tâm hơn vì biết đồng tiền của mình được sử dụng thỏa đáng. Điều này vô hình chung cũng làm sự hài lòng và độ trung thành của người dân với công viên công tăng lên đáng kể.

Cây xanh

Ngoại trừ công viên Bách Thảo, 2 công viên Thống Nhất và Gandhi đều có sự phàn nàn về mật độ cây xanh chưa đồng đều và độ đa dạng của các loại cây hiện có còn thấp. Với hạng mục này, chúng ta cần có cái nhìn lâu dài bởi việc tạo nên một không gian xanh không thể hoàn thiện trong một sớm một chiều. Ban quản lý nên tính toán lại để có thể bố trí, sắp xếp, “quy hoạch” lại sao cho mật độ cây được hợp lý hơn. Có thể không cần tăng thêm về số lượng nhưng vẫn luôn phải đảm bảo bóng râm của những cây này luôn đủ che mát cho người dân, kể cả trong mùa hè nắng lớn. Việc chặt, cưa bớt cành cây trong mùa mưa bão để tránh việc cây gãy, đổ gây thương tích cho người dân và thiết hại về cơ sở vật chất là một việc làm cần thiết.Tuy nhiên, đôi khi việc cưa, chặt này lại “được” làm quá đà, khiến nhiều cành cây đẹp, cây tốt cũng bị cắt bỏ. Hậu quả là bóng râm của các tán cây giảm đi rõ rệt, đồng thời ảnh hưởng lớn tới quang cảnh chung của công viên. Vì vậy khi tiến hành cưa, chặt cây trong mùa mưa bão, ban quản lý cũng cần tính toán sao cho hợp lý, đảm bảo các cây quí không bị cắt bỏ, bóng râm vẫn đủ cho người dân đi lại trong công viên, và mỹ quan chung không bị ảnh hưởng quá lớn.

Hồ

Hồ là mối quan tâm lớn với người dân, đặc biệt là những người dân thường xuyên tới công viên Gandhi. Để có một lòng hồ thực sự sạch, góp phần tạo nên sự hài hòa của quang cảnh toàn công viên, chúng tôi xin kiến nghị trên 2 phương diện: giải pháp tạm thời và giải pháp lâu dài. Với giải pháp tạm thời, ban quản lý cần bố trí thêm nhân viên vệ sinh tiến hành vớt lá, vớt xác cá chết, rác rưởi hiện hữu trên mặt hồ để phần nào cho người dân thấy rằng họ vẫn đang được ngắm nhìn một hồ nước tương đối sạch sẽ. Và để hồ trong công viên luôn trong sạch, về mặt lâu dài, ban quản lý cần tiến hành nạo vét lòng hồ định kỳ, thiết kế các đường ống thoát nước sao cho hợp lý, tránh tình trạng cống thoát hoạt động quá tải khiến nước bẩn dềnh lên ngập đường đi của người dân, tạo ra mùi hôi thối khó chịu.

Đường đi

Đường đi cũng là một hạng mục nhận được nhiều sự quan tâm (nhưng đa phần là sự than phiền) của người dân, chỉ sau hạng mục hồ.Với những thông tin nhận được khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân, chúng tôi mong muốn ban quản lý định kỳ tu bổ, sửa chữa những đoạn đường còn gồ ghề, nứt vỡ.

3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng các dịchvụ gia tăng giá trị: vụ gia tăng giá trị:

Nhà vệ sinh

Trước tiên chúng tôi thấy số lượng nhà vệ sinh cần được tăng thêm. Một công viên không thể chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh. Điều này trước tiên sẽ không đảm bảo được sự sạch sẽ của nhà vệ sinh đó nói riêng, và của toàn bộ công viên nói chung. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nhà vệ sinh tại các công viên, chúng tôi thấy cần bổ sung thêm nhân viên thường xuyên quét dọn, đảm bảo độ sạch sẽ luôn được duy trì. Và nếu có thể, chúng tôi thấy không nên thu phí của người dân khi sử dụng nhà vệ sinh.

Các dịch vụ, trò chơi thu phí khác

Đây là một hạng mục có thể thu được nhiều nhất lợi nhuận trong công viên, nhưng bản thân nó lại chưa được tập trung đầu tư kỹ lưỡng. Những trò chơi cũ kĩ, rỉ sét, nhiều năm không có sự thay đổi… sẽ làm giảm đi rất nhiều sự hài lòng của người dân với dịch vụ công viên công. Ban quản lý nên cân nhắc đầu tư những trò chơi mới, hấp dẫn hơn, phù hợp hơn với các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên sự đầu tư này cũng cần có chừng mực nếu không công viên công với cây xanh, bãi cỏ, hồ nước làm chủ đạo sẽ biến thành các công viên giải trí ồn ào, đông đúc giữa lòng Hà Nội.

3.2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng nhânviên công viên viên công viên

Điểm đáng lưu ý nhất với hạng mục này chính là nhân viên bảo vệ. Chúng tôi mong muốn ban quản lý sẽ bố trí thêm nhiều nhân viên bảo vệ hơn

nữa để đảm bảo sự an toàn cho người dân khi đi lại trong công viên. Bản thân những người bảo vệ hiện tại cũng cần được khuyến khích bằng một cách nào đó để họ có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, tránh tình trạng “khi cần thì không thấy bảo vệ đâu” như lời người dân phàn nàn.

KẾT LUẬN

Song song với sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hôi, quĩ đất dành cho các công trình công cộng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng thu hẹp lại. Chưa bao giờcác công viên công lại cần thiết đến vậy đối với đời sống sinh hoạt của cư dân đô thị. Công viên công không chỉ góp phần làm đẹp thành phố, giúp giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn, mà còn có vai trò quan trọng trong cân bằng nhịp sống hiện đại đầy những lo toan, áp lực…. Tuy nhiên làm thế nào để công viên phát huy được tối đa vai trò của nó lại là một câu hỏi đặt ra không chỉ cho các nhà quản lý mà cho mỗi người dân chúng ta. Biện pháp duy nhất chúng ta có thể làm là phải làm tăng sự hài lòng của mỗi người dân khi sử dụng các dịch vụ của công viên. Điều này có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của công viên trong tương lai.

Có thể nói, công viên công ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Thông qua nghiên cứu khoa học “Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công viên công tại 3 công viên ở Hà Nội”, nghiên cứu bước đầu xác định được tương đối mức độ hài lòng của người dân; từ đó đứng trên phương diện của một công dân, một khách hàng lưu tới công viên, để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiện tại của các công viên.

Những đề xuất, kiến nghị trên đây không thể tránh khỏi những thiếu sót, tính thực tế của các giải pháp do nguồn lực và kinh nghiệm hạn chế của nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu kính mong ý kiến đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Dân Đối Với Dịch Vụ Công Viên Công Tại Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w