Bổ sung sắt hàng tuần ngắt quãng trong 28 tuần

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU máu và HIỆU QUẢ bổ SUNG sắt HÀNG TUẦN ở PHỤ nữ 20 35 TUỔI tại HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG (Trang 117)

Tiếp tục ý tưởng thay thế bổ sung sắt hàng ngày bằng bổ sung hàng tuần và dựa vào thực trạng thiếu máu ở phụ nữ hiện nay chỉ ở mức độ nhẹ, giả thiết là việc bổ sung sắt/acid folic hàng tuần ngắt quãng có thể tăng cường hấp thu sắt ở các đối tượng trong cộng đồng có thiếu máu nhẹ. Đó cũng chính là lý do thử nghiệm phác đồ can thiệp bổ sung sắt/acid folic hàng tuần ngắt quãng cho đối tượng nghiên cứu, nghĩa là cho uống viên sắt/acid folic 1 lần/1 tuần, 1 tuần nghỉ không uống, tuần tiếp theo bổ sung tiếp 1 viên, cứ tiếp tục lịch trình như thế cho đến hết 28 tuần. Về cơ bản, tổng liều sắt/acid folic không khác nhau (16 viên trong 1 đợt can thiệp) nhưng thời gian dài hơn.

Hiệu quả của bổ sung sắt lên tình trạng dinh dưỡng:

Cũng tương tự như kết quả sau 16 tuần can thiệp, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở nhóm can thiệp CT2 giảm 14,6% (hình 3.6). Tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng so với nhóm CT1, mức giảm tỷ lệ CED ở nhóm CT2 nhiều hơn (14,6% so với 8,7%). Có thể giải thích mức giảm nhiều hơn về tình trạng thiếu năng lượng trưởng diễn trong can thiệp ngắt quãng vì thời gian can thiệp dài hơn. Khi thời gian uống thuốc kéo dài,

người phụ nữ có ý thức hơn với việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bản thân. Hơn thế nữa, 3 tháng kéo dài trong can thiệp là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là vào mùa đông, thời gian nông nhàn, khẩu phần ăn được cải thiện, ăn uống ngon miệng hơn nên phần lớn đối tượng nghiên cứu tăng cân dẫn đến chỉ số BMI tăng.

Hiệu quả của bổ sung sắt lên tình trạng thiếu máu và dự trữ sắt

Nồng độ Hemoglobin trung bình: Tác động của bổ sung sắt/acid folic hàng tuần ngắt quãng cũng có tác động tương tự lên nồng độ Hb trung bình như ở can thiệp nhóm 16 tuần. Nồng độ Hb trung bình ở nhóm can thiệp CT2 tăng 0,8g/dl, có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.28). Sự thay đổi này tuy ít hơn nhóm CT1 (1,1g/dl) nhưng tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác [9], [18].

So sánh hiệu quả tại thời điểm 16 tuần cho thấy nồng độ Hb trung bình tăng lên 13g/dl và hầu như không đổi (13 g/dl) sau 28 tuần (hình 3.9). Như vậy, tại thời điểm 16 tuần, nồng độ Hb trung bình đã tăng gần tối đa so với điểm cuối cùng của can thiệp. Nếu so sánh mức tăng Hb trung bình tại thời điểm 16 tuần giữa nhóm CT1 và nhóm CT2 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tỷ lệ thiếu máu: Sau 28 tuần can thiệp, tỷ lệ thiếu máu giảm 12,5% giảm nhiều hơn so với phác đồ CT1 (11%) (hình 3.10). Tuy sự khác biệt không lớn (p>0,05) nhưng cũng là một tín hiệu tốt để tiếp tục thử nghiệm với phác đồ này.

Nếu tính tại thời điểm 16 tuần, tỷ lệ thiếu máu của nhóm CT2 giảm 10,4% tương đương với nhóm CT1 khi mới chỉ uống 8 viên. Đây cũng là một kết quả của thử nghiệm để cân nhắc liệu có thể giảm số lượng sắt/acid folic thêm được nữa không, đặc biệt là đối với những đối tượng bị nhiều tác dụng

phụ hoặc trong trường hợp không đủ thuốc để thực hiện đủ quá trình can thiệp.

Nồng độ Ferritin: Nồng độ Ferritin trong nhóm CT2 tăng 20,4 µg/L

sau 28 tuần can thiệp (bảng 3.31). Mức tăng này thấp hơn so với nhóm CT1 (23,5 µg/L) nhưng có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nếu so sánh giữa 2 nhóm tại thời điểm 16 tuần thì mức tăng nồng độ Ferritin của nhóm CT2 là 20,2µg/L, gần tương đương so với nhóm CT1 (hình 3.11). Như vậy việc bổ sung sắt/acid folic theo phác đồ liên tục và ngắt quãng đều có tác dụng làm tăng nồng độ Ferritin gần như nhau trong khi ở nhóm chứng nồng độ này hầu như không thay đổi ở cả thời điểm 16 tuần và 28 tuần.

Dự trữ sắt: Kết quả sau 28 tuần bổ sung sắt tỷ lệ dự trữ sắt thấp ở nhóm

CT2 giảm 2%, thấp hơn nhiều so với nhóm CT1, giảm 13,8% (hình 3.12). Hiện trạng này có thể giải thích là do tỷ lệ dự trữ sắt thấp ở nhóm CT1 cao hơn nhiều so với nhóm CT2 tại thời điểm trước can thiệp (29,1% so với 12,5%). Như đã đề cập ở phần cơ chế dự trữ sắt là khi dự trữ thiếu nhiều thì khả năng hấp thu sắt tăng lên, vì vậy nhóm CT1 ngoài việc được bổ sung sắt hàng tuần liên tục thì tình trạng dự trữ thiếu cũng kích thích tăng hấp thu sắt, kết quả làm giảm tỷ lệ thiếu dự trữ sắt nhiều hơn.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu ở Sri Lanca, cho thấy nếu thời gian bổ sung sắt/acid folic nhiều hơn 17 tuần sẽ không tác động nhiều đến dự trữ sắt. Thời gian can thiệp dài, dự trữ sắt đã được đáp ứng và ngoài ra có thể bị ảnh hưởng bời các yếu tố như nhiễm trùng, thành phần thuốc, tiêu chuẩn lựa chọn, tình trạng sắt ban đầu và sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác.v.v. Sự hiện diện của một hay nhiều yếu tố đó có thể gây xáo trộn về cơ chế chuyển hóa sinh học của sắt và kết quả là mặc dù được bổ sung nhưng khả năng hấp thu và dự trữ không tăng [47]. Theo dõi sau bổ sung là một hoạt động hết sức quan trọng để bảo đảm là đối tượng can thiệp không bị

thiếu sắt trở lại. Một nghiên cứu cho thấy 6 tháng sau khi dừng bổ sung 12 tuần, các chỉ số sắt của thanh thiếu niên nữ bắt đầu giảm, cho thấy sự cần thiết phải bổ sung lại [45]. Thời gian thực tế của việc bổ sung dự phòng cần thiết để cải thiện các chỉ số sắt của các nhóm đối tượng nguy cơ, cũng như giai đoạn tái bổ sung khi giá trị của thông số máu bắt đầu giảm, cần được nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU máu và HIỆU QUẢ bổ SUNG sắt HÀNG TUẦN ở PHỤ nữ 20 35 TUỔI tại HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)