Các biến số, chỉ số nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU máu và HIỆU QUẢ bổ SUNG sắt HÀNG TUẦN ở PHỤ nữ 20 35 TUỔI tại HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG (Trang 61)

Tình trạng dinh dưỡng: dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI [74].

Bảng 2. 1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng

Phân loại BMI

Thiếu năng lượng trường diễn (CED) <18,5

- CED độ III <16

- CED độ II 16,0 -16,99

- CED độ I 17-18,49

Bình thường 18,5-24,9

Thừa cân - Béo phì ≥25

- Tiền béo phì 25-29,9

- Béo phì độ I 30-34,9

- Béo phì độ II 35,0-39,9

- Béo phì độ III ≥40

Tình trạng thiếu máu: Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới [135]. Chỉ số bình thường: Hb ≥12g/dL

Thiếu máu: Hb <12g/dL

Thiếu máu nhẹ: Hb (10 - 11,9g/dL)

Thiếu máu vừa: 7 - 9,9g/dL

Thiếu máu nặng: <7 g/dL

Tình trạng sắt:

Ferritin huyết thanh < 30µg/L: dự trữ sắt thấp

15µg/L < Ferritin huyết thanh < 30µg/L: thiếu dự trữ sắt

Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt: khi đồng thời 2 chỉ tiêu nồng độ Hb<12g/dl và nồng độ Ferritin huyết thanh <15µg/L [135].

Đánh giá khẩu phần: Dựa vào năng lượng và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, đánh giá mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam [2].

Điều kiện văn hóa - kinh tế xã hội: Căn cứ vào trình độ học vấn, tình trạng sinh lý, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc [74].

Tình trạng nhiễm ký sinh trùng: đánh giá dựa vào số trứng giun/1g phân [46].

Hiệu quả can thiệp: đánh giá dựa vào chỉ số hiệu quả của can thiệp [94].

Chỉ số hiệu quả can thiệp thô:

Được tính theo công thức:

Trong đó:

H là hiệu quả được tính bằng tỷ lệ %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A là tỷ lệ tại thời điểm bắt đầu can thiệp tại T0.

B là tỷ lệ sau can thiệp tại T16, T28.

Chỉ số hiệu quả can thiệp thực:

Được tính theo công thức:

HQCT = H1 - H2

H1 là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp

H2 là chỉ số hiệu quả của nhóm chứng

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU máu và HIỆU QUẢ bổ SUNG sắt HÀNG TUẦN ở PHỤ nữ 20 35 TUỔI tại HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG (Trang 61)