Mối liên quan giữa nhiễm giun, tình trạng thiếu năng lượng trường

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU máu và HIỆU QUẢ bổ SUNG sắt HÀNG TUẦN ở PHỤ nữ 20 35 TUỔI tại HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG (Trang 72)

diễn với thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi tại 6 xã

Bảng 3. 7. Mối liên quan giữa nhiễm giun với thiếu máu của phụ nữ 20- 35 tuổi ở 6 xã nghiên cứu

Yếu tố nguy cơ N

Thiếu máu Không thiếu máu

(Hb<12g/dL) (Hb>12g/dL)

n % n %

Nhiễm giun đũa 105 26 24,8 79 75,2

Không nhiễm giun đũa 436 63 14,4 373 85,6

Tổng 541 91 16,5 452 83,5

 = 6,55 p<0,05

OR= 1,95 (CI 95%: 1,16-3,27)

Nhiễm giun móc 77 21 27,3 56 72,7

Không nhiễm giun móc 464 68 14,7 396 85,3

Tổng 541 89 16,5 452 83,5

 = 7,65 p<0,05

OR= 2,2 (CI 95%: 1,24-3,84)

Nhiễm giun tóc 28 4 14,3 24 85,7

Không nhiễm giun tóc 513 85 16,6 428 83,4

Tổng 541 89 16,5 452 83,5

 = 0,10 p>0,05

OR= 0,83 (CI 95%: 0,28-2,48)

Kết quả trong bảng 3.7 cho thấy những phụ nữ bị nhiễm giun đũa có nguy cơ thiếu máu cao gấp 1,95 lần so với nhóm không nhiễm giun; Phụ nữ

bị nhiễm giun móc có nguy cơ thiếu máu cao gấp 2,2 lần so với nhóm không nhiễm giun. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tỷ lệ đối tượng bị nhiễm giun tóc có thiếu máu là 14,3%, thấp hơn đối tượng không bị nhiễm (16,6%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( = 0,1; p>0,05).

Bảng 3. 8. Mối liên quan giữa thiếu năng lượng trường diễn với thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi ở 6 xã nghiên cứu

Yếu tố nguy cơ N

Thiếu máu Không thiếu máu

(Hb<12g/dL) (Hb>12g/dL) n % n % CED 257 45 17,5 212 82,5 Bình thường 393 60 15,3 333 84,7 Tổng 650 105 16,2 545 83,8  = 0,58 p>0,05 OR= 1,18 (CI 95%: 0,77 - 1,8)

Tỷ lệ thiếu máu ở những phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn (CED) là 17,5% cao hơn nhóm phụ nữ không bị CED (15,3%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.1.4. Khẩu phần ăn của phụ nữ 20-35 tuổi ở 6 xã nghiên cứu

Bảng 3. 9. Mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm của đối tượng Tên thực phẩm TB (CI 95%) Gạo 428,1 (413,4 - 442,9) Lương thực khác 10,8 (4,5 - 17,1) Khoai củ 3,5 (1,4 - 8,5) Đậu đỗ 5,9 (2,4 - 9,4) Đậu phụ 25,3 (17,1 - 33,5) Vừng lạc 2,4 (0,9 - 3,9) Rau lá 163,7 (150 -176,8) Rau củ, quả 35,8 (25,5 - 46,0) Quả chín 154,3 (127,2 -181,4) Dầu/mỡ 7,0 (6,1 - 8,0) Thịt các loại 54,3 (45,2 - 63,3) Trứng/sữa 20,7 (15,6 - 25,7) Cá các loại 34,1 (26,4 - 41,8) Thủy, hải sản khác 8,0 (4,5 - 11,5) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điều tra mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm của 650 phụ nữ 20-35 tuổi tại 6 xã huyện Lục Nam cho thấy:

Gạo là lương thực chính, được tiêu thụ nhiều nhất 428,1g/người/ngày (CI95%: 413,4 - 442,9). Mức tiêu thụ lương thực khác là 10,8 g/người/ngày (CI95%: 4,5 - 17,1)

Mức tiêu thụ các thực phẩm giàu protein nguồn gốc động vật đạt 117,1g/người/ngày:

Trong đó: tiêu thụ thịt là 54,3g/người/ngày (CI95%: 45,2-63,3) tiêu thụ cá là 34,1g/người/ngày(CI95%:26,4-41,8) Thủy, hải sản là 8g/người/ngày(CI95%:4,5-11,5).

Mức tiêu thụ các thực phẩm giàu protein nguồn gốc thực vật khoảng 33,6g/người/ngày.

Mức tiêu thụ dầu mỡ là 7,0g/người/ngày(CI95%: 6,1-8,0).

Lượng rau lá và quả chín được tiêu thụ lần lượt là 163,7 (CI95%: 150- 176,8) và 154,3g/người/ngày (CI95%: 127,2 – 181,4).

Bảng 3. 10. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng và mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị

Chất dinh dưỡng TB ± SD

Nhu cầu khuyến nghị

% đáp ứng nhu cầu

Năng lượng (Kcal) 1954,2 ± 360,7 2300 85,0

Protein tổng số (g) 64,5 ± 17,8 12-14% 94,3 Protein động vật (g) 19,4 ± 13,9 30-35% 85,9 Lipid tổng số (g) 29,9 ± 16,2 20-25% 68,9 Lipid thực vật (g) 9,9 ± 8,1 30% 110,4 Glucid (g) 356,9 ± 72,1 66% 73,0 Sắt (mg) 13,0 ± 4,3 39,2 33,2 Vitamin C (mg) 46,5 ± 30,5 70 66,4

*Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt nam năm 2007

Kết quả về giá trị dinh dưỡng khẩu phần (bảng 3.10) cho thấy năng lượng bình quân của khẩu phần đạt 1954,2 ± 360,7 kcal/người/ngày, còn thiếu 15%, trong đó:

Protein đạt 64,5 ± 17,8 g/người/ngày, cung cấp khoảng 13,2% năng lượng khẩu phần, đạt 94,3% nhu cầu khuyến nghị.

Lipid tổng số đạt 29,9 ± 16,2 g/người/ngày, cung cấp khoảng 13,8% năng lượng khẩu phần, đạt 68,9% nhu cầu khuyến nghị.

Glucid đạt 356,9 ± 72,1g/người/ngày, chiếm 73,0% năng lượng khẩu phần.

Hàm lượng sắt trong khẩu phần thấp, đạt 13,0 ± 4,3mg/người/ngày. So sánh với nhu cầu khuyến nghị lượng sắt chỉ đạt 33,2%.

Hàm lượng vitamin C chỉ đáp ứng được 66,4% nhu cầu khuyến nghị.

Bảng 3. 11. Đặc điểm cân đối khẩu phần của phụ nữ 20-35 tuổi tại 6 xã

Chất dinh dưỡng Tỷ lệ % Nhu cầu khuyến nghị Mức đáp ứng nhu cầu KN(%)*

Calo protein/Calo chung 13,2 12 -14% 94,3

Calo lipid/Calo chung 13,8 20 - 25% 68,9

Calo glucid/Calo chung 73,0 66% 110,6

Protein động vật/Protein tổng số 30,1 35% 85,9

Lipid thực vật/Lipid tổng số 33,2 30% 110,4

*Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt nam năm 2007

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy năng lượng do glucid cung cấp vượt quá nhu cầu khuyến nghị (110,6%), năng lượng do protein cung cấp gần đạt so với nhu cầu khuyến nghị (94,3%). Thấp nhất là năng lượng do lipid cung cấp, chỉ đạt 68,9% so với nhu cầu khuyến nghị.

Tỷ lệ phần trăm năng lượng do protein động vật/protein tổng số chỉ đạt 85,9%, trong khi đó tỷ lệ phần trăm năng lượng từ lipid thực vật/lipid tổng số lại vượt quá nhu cầu khuyến nghị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa năng lượng khẩu phần và thiếu máu

Yếu tố nguy cơ N

Thiếu máu Không thiếu máu (Hb<12g/dL) (Hb>12g/dL)

n % n %

Năng lượng < 1900 kcal 77 33 42,9 44 57,1

Năng lượng ≥ 1900 kcal 103 16 15,5 87 84,5

Tổng cộng 180 49 27,2 131 72,8

 = 16,6 p<0,01 OR= 4,1 (CI 95%: 2,0-8,2)

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy những đối tượng có mức năng lượng ăn vào <1900kcal có tỷ lệ thiếu máu là 42,9%, cao hơn đối tượng có mức năng lượng ăn vào ≥ 1900 kcal (15,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01)

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU máu và HIỆU QUẢ bổ SUNG sắt HÀNG TUẦN ở PHỤ nữ 20 35 TUỔI tại HUYỆN lục NAM TỈNH bắc GIANG (Trang 72)