VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.2.1. Các giải pháp về huy động vốn
Các NHTM hoạt động theo hình thức đi vay để cho vay, do đó để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho tín dụng ngắn hạn thì cần đảm bảo nguồn vốn huy động. Xét về quy mô thì vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp đảm bảo nguồn huy động này cả về số lượng và chất lượng.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức, nhiều kỳ hạn, đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, huy động tối đa nguồn vốn địa phương. Chủ động đa dạng hoá các loại hình tiết kiệm phù hợp với người dân vào từng thời điểm và đặc thù địa bàn kinh doanh, tổ chức các đợt huy động khuyến mại, dự thưởng... Từ đó dần thiết lập nguồn vốn ổn định đảm bảo hoạt động tín dụng.
- Củng cố quan hệ với khách hàng, đặc biệt một số khách hàng lớn như BHXH, Kho bạc Nhà nước, Cục tần số vô tuyến, Ngân hàng chính sách xã hội… Tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đối với DN lớn, DN kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thu hút nguồn vốn thanh toán, ký quỹ ngoại tệ với lãi suất thấp. Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác tiếp cận khách hàng mới.
- Có các chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở khung lãi suất của NHNN, đáp ứng nhạy bén, kịp thời sự thay đổi của thị trường, đảm bảo cân đối hợp lý giữa tài chính và thu hút vốn. Có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu năm với ngân hàng.
- Ngân hàng cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ giao dịch viên về vấn đề đổi mới phong cách, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình hơn, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ và các tiện ích phục vụ khách hàng.
- Tăng cường công tác tiếp thị, tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng sử dụng thẻ ATM, thẻ ghi nợ… Đặc biệt là thẻ ATM vì bắt đầu từ năm 2008, đa số các cơ quan hành chính sự nghiệp tiến hành trả lương qua thẻ, bộ phận những người về hưu cũng nhận lương qua thẻ. Ngoài ra, cần nâng cao hơn về số lượng cũng như chất lượng của các trạm thẻ ATM.