THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG NGÂN HÀNG NÔNG
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tạ
2.4.2.1. Tồn tại
Một là: Hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn do việc hạn chế tăng trưởng tín dụng gián tiếp làm giảm nguồn do khách hàng không được vay vốn sẽ kéo theo mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng khác. Trụ sở hoạt động các phòng giao dịch do yếu tố khách quan không ổn định ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.
Hai là: Việc phát mại tài sản để thu hồi vốn, giải tỏa nợ tồn đọng, nợ xấu của Ngân hàng gặp khó khăn do thị trường bất động sản đang trong trạng thái đóng băng. Việc xử lý nợ xấu chưa có sự ủng hộ nhiệt tình từ các cấp chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan.
Ba là: Nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng trong năm 2011, vì thế chỉ tiêu trích lập DPRR cao làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ba là: Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Doanh nghiệp vay được vốn mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ không có lợi nhuận, không trả được nợ cho Ngân hàng. Điều này làm cho tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên, đây là dấu hiệu không tốt có ảnh hưởng đến chất lượng các khoản tín dụng, gây thiệt hại cho Ngân hàng.
Bốn là: Thái độ trả nợ của khách hàng đôi khi là không tích cực. Có nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng song không tích cực trả nợ, có thái độ chần chừ không trung thực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng gây cản trợ đối với hoạt động của Ngân hàng.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Một là: Quy trình nghiêp vụ còn tương đối phức tạp và phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của CBTD. Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì CBTD là người thực hiện tất cả các công đoạn. CBTD phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu mà khách hàng cung cấp, phân tích tính khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý TSĐB khi cần thiết. Sau đó, CBTD lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả trong tờ trình, rồi chuyển toàn bộ hồ sơ cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín
dụng, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, CBTD sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của CBTD là quá lớn và khó có thể tránh khỏi khiếm khuyết.
Hai là: Trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cho vay có lúc bị bỏ qua, nhất là trong khâu thẩm định tín dụng. Trong tín dụng ngắn hạn, thời gian và thời cơ kinh doanh là một yếu tố quan trọng đối với cả doanh nghiệp và Ngân hàng, do vậy cán bộ tín dụng đôi khi bỏ qua một số bước trong phân tích tín dụng dẫn đến tiềm ẩn các rủi ro cho Ngân hàng.
Ba là: Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của các cơ quan ban hành văn bản. Khi thực hiện các văn bản còn khó khăn vương mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả.
Bốn là: Việc thu nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro còn chậm. b) Nguyên nhân từ phía khách hàng
Một là: Các DN chưa cung cấp một cách chính xác về tình hình tài chính. Một thực tế tồn tại lâu nay là tình trạng các DN vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các DN thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác động hỗ trợ cho DN phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.
Hai là: Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp còn hạn chế, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Doanh nghiệp vay được vốn mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ không có lợi nhuận, không trả được nợ cho Ngân hàng. Điều này làm cho tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên, đây là dấu hiệu không tốt có ảnh hưởng đến chất lượng các khoản tín dụng, gây thiệt hại cho Ngân hàng.
Ba là: Thái độ trả nợ của khách hàng đôi khi là không tích cực. Có nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng song không tích cực trả nợ, có thái độ chần chừ không trung thực trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng gây cản trợ đối với hoạt động của Ngân hàng.
Bốn là: Sự quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay chưa chặt chẽ tạo cơ hội cho các DN, cá nhân có hành vi lừa đảo. Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách xếp hạng tín nhiệm đối với DN vì vậy ngân hàng thiếu những thông tin tin cậy về khách hàng để xem xét cho vay.
c) Nguyên nhân từ môi trường kinh tế vĩ mô
Một là: Tình trạng tăng giá, lạm phát cao, có nhiều sự biến động lớn về lãi suất cho vay và lãi suất huy động cũng là nguyên nhân gây ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến cho lãi suất đi vay của DN tăng cao, làm giảm sút số lượng khách hàng. Mặt khác lãi suất huy động của ngân hàng tăng cao làm lợi nhuận của ngân hàng giảm sút. Giai đoạn lãi suất huy động tăng bất thường, dư nợ trung dài hạn cũ hầu hết dược thực hiện theo lãi suất cho vay cố định nên khi lãi suất huy động tăng nhưng không tăng dược lãi suất cho vay nên làm phát sinh lỗ. Giai đoạn lãi suất huy động giảm, Chi nhánh chịu bù đắp chi phí cho các khoản tiền gửi nhận thời điểm lãi suất cao đảm bảo khả năng thanh khoản cho các khoản vốn chưa đến hạn.
Hai là: Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cơ chế điều hành tín dụng theo hướng thắt chặt và quản lý bằng các chỉ tiêu giảm dư nợ đã tác động không tốt tới công tác thu hút khách hàng tín dụng. Hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN do tiêu thụ hàng hoá giảm đã gián tiếp làm giảm dòng vốn thanh toán cho ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả thu dịch vụ, tăng trưởng vốn tại ngân hàng.
Ba là: Nguồn vốn trong nền kinh tế không phải vô hạn nhưng mật độ các ngân hàng mọc lên quá lớn, hơn nữa các ngân hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động ngân hàng Việt Nam đã làm cạnh tranh ngày càng cao và khó khăn về mọi mặt hoạt động.
CHƯƠNG 3