Tăng thêm từ thuần Việt hoặc giản lƣợc yếu tố Hán Việt kh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành tố thuần Việt và Hán Việt trong thành ngữ Việt Nam (Trang 43)

sử dụng thành ngữ Hán Việt

Một số thành ngữ tiếng Hán khi chuyển sang tiếng Việt trở nên dài dòng, không súc tích, không có giá trị biểu cảm. Chính vì để thành ngữ Hán được giản lược đi mà vẫn mang giá trị biểu cảm và dể hiểu, dễ dùng. Người Việt đã giản lược một số từ ngữ trong thành ngữ tiếng Hán nguyên dạng để chuyển sang thành ngữ Việt.

Cũng có một số thành ngữ tiếng Hán nếu giữ nguyên sẽ rất khó hiểu, nên người Việt đã tăng thêm một số từ ngữ để nội dung được diễn đạt rõ ràng hơn, trong sáng hơn. Chẳng hạn: Trong tiếng Hán có thành ngữ半斤八两

Âm Hán Việt là: Bán cân bát lượng. Nhưng trong tiếng Việt thì viết là Kẻ tám lạng, người nửa cân. Ở đây thành ngữ Việt tăng thêm hai từ “kẻ” “người”, cấu

trúc của thành ngữ tăng thêm hai từ để nhấn mạnh đối tượng được nói đến, sự liên kết giữa hai từ tăng thêm để tăng thêm mức độ biểu cảm cho thành ngữ, phản ánh rõ ngữ nghĩa và nội dung cần truyền đạt.

Quả thực ngôn ngữ vô cùng phong phú. Có thành ngữ sản sinh từ ngôn ngữ bản địa, có thành ngữ du nhập từ ngôn ngữ ngoại lai. Tiếng Việt mặc dù sử dụng khá nhiều yếu tố Hán Việt, nhưng qua quá trình sử dụng ngôn ngữ trong đời sống thường nhật, người Việt đã tùy hoàn cảnh ngôn ngữ để giữ nguyên hoặc thay đổi một cách hợp lý về cấu trúc, số lượng, ngữ nghĩa của thành ngữ gốc Hán để trở thành thành ngữ tiếng Việt phản ánh đời sống văn hóa xã hội Việt. Việc thay đổi hay giữ nguyên gốc của thành ngữ Hán trong thành ngữ tiếng Việt một mặt thể hiện điểm khác biệt tương đồng ngôn ngữ Việt -Hán, mặt khác giải thích việc vay mượn ngôn ngữ tiếng Hán là một quá trình và luôn được người Việt thuần hóa, mài giũa cho phù hợp với đặc trưng văn hoá của dân tộc mình.

Người Việt Nam đã khéo léo sử dụng và thay đổi một cách hợp lý yếu tố Hán Việt vào thành ngữ tiếng Việt nhằm làm giàu sức biểu cảm của thành ngữ và phong phú hơn cho tiếng Việt. Yếu tố Hán Việt trong thành ngữ tiếng Việt giúp tăng sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ mang tính chất ứng dụng rất lớn, có thể sử dụng nguyên gốc, có thể dịch trực tiếp để sử dụng như một thành ngữ thuần Việt hay thay đổi vị trí, thay đổi từ ngữ, Nôm hoá hay giản lược thành ngữ tiếng Hán.. Nhìn chung yếu tố Hán Việt chiếm

một dung lượng lớn trong thành ngữ tiếng Việt. Chúng được người Việt Nam tiếp nhận, sử dụng và không ngừng Việt hóa với nhiều hình thức khác nhau, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành tố thuần Việt và Hán Việt trong thành ngữ Việt Nam (Trang 43)