Cấu tạo của thành ngữ mang ngữ thuần Việt rất phong phú và đa dạng. Thành ngữ thuần Việt thường có từ ba đến tám từ, cấu trúc của thành ngữ cũng được chia làm nhiều loại, sử dụng nhiều phép tu từ, khiến thành ngữ
tăng thêm sức biểu cảm. Thành ngữ tiếng Việt chia làm hai loại đó là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ.
Thành ngữ mang tính chất so sánh như: nóng như lửa,, vắng như chùa bà đanh, im như thóc, nát như tương, lành như bụt, dữ như hùm, lạnh như tiền, như nước vỡ bờ, như ngồi phải lửa, nước đổ lá khoai v..v…
Thành ngữ mang tính chất ẩn dụ như: đầu voi đuôi chuột, mắt tròn mắt dẹt, cá mè một lứa, cá bể chim trời, một trời một vực, khố rách áo ôm, ăn cá bỏ bờ, ba cha bảy mẹ, biển lặng gió êm, đầu chày đít thớt, bùn ao đắp lên bờ, cá căn câu, đi guốc trong bụng……
Các thành ngữ ngữ thuần Việt đều có thể tách ra mà những từ ngữ tạo thành thành ngữ vẫn có ý nghĩa. Ngược lại các thành ngữ mang yếu tố Hán Việt thường kết cấu chặt chẽ với nhau, khi tách rời thường không mang được nghĩa gốc.
Ví dụ như thành ngữ Việt: Có nếp có tẻ nghĩa đen: gạo có hai chủng loại đó là gạo nếp và gạo tẻ; nghĩa bóng chỉ trong gia đình sinh con có cả trai lẫn gái. Khi tách ra “nếp” và “tẻ” thì chúng đều có thể mang ý nghĩa độc lập.
Cơm trắng cá ngon: theo nghĩa bóng phản ánh cuộc sống đầy đủ vật
chất, còn khi tách riêng các ngữ “cơm trắng” và “cá ngon” thì đều mang nghĩa thực của ngữ, đều có ý nghĩa.
Các thành ngữ Việt thuần Việt có sự đối lập rõ ràng như:
Suy bụng mình ra bụng người: đối giữa “mình” và “người”
Ông nói gà bà nói vịt: đối giữa “ông” và “bà” cùng với “gà” và “vịt”
Kẻ bắc người nam: đối giữa “bắc” và “nam” v..v…
Trong thành ngữ tiếng Việt có sự đối lập rõ ràng của các từ thuần Việt và những từ Hán Việt. Hạn chế của từ Hán Việt đó là từ Hán Việt thường có nguồn gốc từ các điển cố câu chuyện nên nó ít mang tính đối xứng và so sánh. Chính vì vậy mà thành ngữ có từ ngữ Hán Việt thường có tính chất trừu tượng, tĩnh tại, cổ kính và trang trọng, ngược lại các từ thuần Việt thường có sắc thái cụ thể và sinh động, sắc thái mới và bình dân. Sự đối lập giữa tính chất tĩnh của thành ngữ có ngữ Hán Việt và tính chất động của thành ngữ thuần Việt trong loạt đồng nghĩa thể hiện rất rõ. Các thành ngữ Hán Việt thường cố định, khi tách ra không mang nghĩa, nhưng các ngữ thuần việt khi được tách ra có ý nghĩa.
Trước đây, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hoá ngôn ngữ của Trung Quốc, nên thành ngữ tiếng Việt có kết cấu khá tương đồng với thành ngữ Hán. Tuy nhiên, từ sau khi các nước Phương Tây đến Việt Nam, mang theo ngôn ngữ của họ du nhập vào Việt Nam, đặc biệt từ sau khi Việt Nam bắt đầu sử dụng chữ quốc ngữ, ngôn ngữ tiếng Việt không chịu ảnh hưởng của tiếng Hán nữa, tiếng Việt đã xuất hiện nhiều thành ngữ thuần Việt mới phù hợp với xã hội hiện đại thể hiện một cách chân thực đầy màu sắc cuộc sống kinh tế xã hội người Việt: Cầm đèn chạy trước ô tô, nhà ngói cây mít,
nhà lầu xe hơi, con ông cháu cha, nhanh như điện, nhất vợ nhì trời, nhất thân nhì quen, nhất cự li nhì cường độ, vv…
Con ông cháu cha là một thành ngữ hiện đại chỉ đối tượng con cháu của
những người có chức có quyền trong xã hội hiện đại, điều này không được thể hiện trong thành ngữ có ngữ Hán Việt.
Một trong những thành ngữ mới của xã hội hiện đại như: theo voi hít bã mía phản ánh một đối tượng đàn đúm theo các đối tượng khác, mà việc đi theo này không có ý nghĩa gì, không mang lại lợi ích gì. Hình ảnh con voi ăn mía xong chỉ còn bã mía, bã mía chỉ là đồ bỏ đi, để phản ánh sự việc không có ý nghĩa, chỉ những kẻ vô tích sự.
Thành ngữ cầm đèn chạy trước ô tô cũng vậy, là một thành ngữ thuần việt hoàn toàn mới trong xã hội hiện đại, đưa hình ảnh đèn (đèn dầu) là một hình ảnh lạc hậu, chậm chạm, so với ô tô, một hình ảnh hiện đại và có tốc độ nhanh để phản ánh một thái độ không khiêm tốn, lăng xăng trước những vấn đề mà mọi người đã rõ.
Thành ngữ nhất cự li nhì cường độ phản ánh một thực tế về khoảng cách trong cách nói về sự tiếp cận một đối tượng nào đó thì khoảng cách gần là có lợi nhất và tiếp đó là cường độ sự tiếp xúc nhiều lần.
Ngữ thuần Việt trong thành ngữ tạo nên một sắc thái chân thực, sát với thực tế, các hình ảnh ví von ẩn dụ sinh động đầy sắc mà thành ngữ Hán Việt không thể có được. Thành ngữ Rán sành ra mỡ “sành” là một vật liệu làm từ
đất nung lên mà đem lên rán thì không thu được bất kỳ kết quả gì, thông qua hiện tượng sự vật này để phản ánh đối tượng có tính chất quá keo kiệt. Đây cũng là một cách bình phẩm trong đời sống xã hội; Thành ngữ Mượn gió bẻ
măng (nhờ gió bẻ măng) phản ánh hành động cơ hội, lợi dụng; Lấy thúng úp
voi là thành ngữ phản ánh một hình tượng cái thúng (nhỏ) để úp con voi (to) nói lên một điều quá khả năng.
Trong nội bộ các từ thuần Việt sắc thái ngữ nghĩa của các từ đồng nghĩa có thể nảy sinh từ bản thân kết cấu ngữ nghĩa của các từ ngữ đó. Thành
ngữ Tan cửa nát nhà trong đó “tan” và “nát” có cùng nghĩa. Thành ngữ Im
hơi lặng tiếng phản ánh một trạng thái im lặng, không ồn ào, bản thân im và
lặng bắt nguồn từ một từ im lặng mà khi tách ra vẫn có nghĩa độc lập nó được nảy sinh từ bản thân kết cấu ngữ nghĩa của các từ ngữ. Giống như thành ngữ
Dở ngây dở dại cũng vậy, từ “ngây” và “dại” bắt nguồn từ tính từ “ngây dại”.
Thành ngữ Con bế con bồng trong đó từ “bế” và “bồng” bắt nguồn từ từ “bồng bế”. Ngoài ra còn rất nhiều các thành ngữ khác tương tự như thế.
Các từ Hán Việt khi nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt đã chịu sự tác động của quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, một số từ đã thay đối diện mạo của mình không giống với dạng ngữ âm Hán Việt ban đầu nữa. Tuy nhiên một số dạng ngữ âm Hán Việt của từ có khi vẫn tồn tại trong tiếng Việt tạo nên những cặp từ biền ngẫu đặc trưng, song song tồn tại. Ví như: An cư lạc nghiệp, an thân lập mệnh, nhất xướng nhất họa, viễn tẩu cao phi…
2.3 Tiểu kết
Kho thành ngữ tiếng Việt gồm các thành ngữ thuần Việt, các thành ngữ có yếu tố Hán Việt và một số rất ít các thành ngữ có ảnh hưởng của ngôn ngữ khác. Trong đó thành ngữ thuần Việt chiếm số lượng lớn.
Thành ngữ thuần Việt ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gần gũi ngôn ngữ đời thường. Thành ngữ thuần Việt là bộ phận chủ yếu phản ánh toàn diện thê giới tâm tư, tình cảm, đời sống văn hóa xã hôi và lao động sản xuất đặc trưng của người Việt Nam.
Thành ngữ có yếu tố Hán Việt bao gồm các thành ngữ nguyên dạng Hán Việt (An cư lạc nghiệp, công thành danh toại…) và các thành ngữ có yếu tố Hán Việt được Việt hóa (Có tình có lý, chuốc oán mua thù, đơn phương độc mã…). Bộ phận này chiếm tỉ lệ khá phong phú trong kho thành ngữ tiếng Việt. Nhiều thành ngữ gốc Hán du nhập vào ngôn ngữ Việt nói chung và thành ngữ Việt nói riêng được người Việt Nam đón nhận, sử dụng lâu dần trở thành một bộ phận chính thức, không tách rời và không thể thay thế, bổ sung, đóng góp to lớn cho sự phong phú của tiếng Việt.
CHƢƠNG III
THỬ SO SÁNH THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT VỚI THÀNH NGỮ HÁN - VIỆT VỀ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
3.1. So sánh giá trị nghệ thuật giữa thành ngữ thuần Việt và thành ngữ sử dụng yếu tố Hán - Việt