Theo bảng thống kê mà chúng tôi có được, các thành ngữ mượn tiếng Hán mà giữ nguyên dạng tiếng Hán, chiếm khoảng 33,1% (1182/3566 đơn vị
thành ngữ). Thành ngữ gốc Hán mượn nguyên dạng đa số dùng trong văn viết và mang tính chất sách vở rõ rệt, chúng ta có thể tìm thấy các thành ngữ này trong các tác phẩm văn học, văn phong chính luận, Cách lập ngôn của các trí thức hoặc những người ít nhiều có vốn nho học.
Thành ngữ tiếng Hán Âm đọc Hán Việt
高粱美味 Cao lương mỹ vị
改邪归正 Cải tà quy chính 平安无事 Bình an vô sự
闭关锁港 Bế quan toả cảng
不得人心 Bất đắc nhân tâm
随机应变 Tuỳ cơ ứng biến
进退两难 Tiến thoái lưỡng nan 同甘共苦 Đồng cam cộng khổ
出头露面 Xuất đầu lộ diện
安居乐业 An cư lạc nghiệp
天变万化 Thiên biến vạn hoá
假仁假义 Giả nhân giả nghĩa 出口成章 Xuất khẩu thành chương 心神不定 Tâm thần bất định
天经地义 Thiên kinh địa nghĩa
生离死别 Sinh li tử biệt
有名无实 Hữu danh vô thực 名正言顺 Danh chính ngôn thuận
自力更生 Tự lực cánh sinh
不省人事 Bất tỉnh nhân sự
Những thành ngữ trên giữ lại nguyên vẹn gốc Hán, bao gồm cả từ ngữ, số lượng, ngữ nghĩa của thành ngữ đều không thay đổi. Những thành ngữ này tuy được cấu tạo bằng những yếu tố Hán Việt, nhưng chúng rất gần gũi và mang sắc thái biểu cảm rõ ràng, phù hợp với thói quen, với tâm lý của người Việt. Đặc biệt chúng ta thấy trong đa phần các thành ngữ các yếu tố cấu thành chúng tuy là yếu tố Hán nhưng đã được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Nói một cách cụ thể hơn, khi nhìn vào một thành ngữ Hán - Việt “nguyên dạng” không khó để chúng ta nhận thấy các yếu tố cấu tạo nên chúng đều là các từ Hán - Việt được dùng phổ biến trong Việt ngữ. Ví dụ như thành ngữ “Bình an vô sự” có nghĩa bình an, theo thói quen của người Việt không cần thay đổi hay biến hoá thành ngữ mà thành ngữ này giữ nguyên vẫn phù hợp và biểu đạt được nội dung truyền tải đến người nghe. Hai yếu tố Hán - Việt “bình an” và “vô sự” là hai từ Hán - Việt trong kho từ vựng Việt ngữ. Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường xuyên được nghe các câu: “Chúc ông/bà/anh/chị ... lên đường bình an”; “Tôi mong sao cuộc sống của mình được bình an”; hoặc: “Mọi người đều bị phê bình còn nó thì vô sự”... Rõ ràng,
việc các từ Hán - Việt khi đạt được một mức độ thông dụng nào đó trong hành chứ thì việc chúng xuất hiện với tư cách yếu tố cấu thành thành ngữ cũng không cần có sự tác động, thay đổi gì thêm mà người Việt vẫn hiểu và cảm thấy gần gũi.
Thành ngữ “xuất đầu lộ diện” bắt nguồn từ thành ngữ gốc tiếng Hán, nhưng không cần thay đổi từ ngữ, giữ nguyên từ ngữ mà người nghe, người đọc vẫn hiểu được ý nghĩa của thành ngữ là sự xuất hiện của một đối tượng hoặc muốn nhấn mạnh đối tượng đó quá lâu không gặp, bây giờ mới được gặp. Tại thành ngữ này, yếu tố “lộ diện” cũng là một từ Hán - Việt rất quen thuộc đối với người Việt. Trong sách báo và trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường xuyên nghe thấy các câu kiểu: “Các chiến sĩ đã mất nhiều ngày đêm mai phục mà tên cướp vẫn chưa lộ diện”...; hay trong trường hợp thành ngữ “bất tỉnh nhân sự” yếu tố “bất tỉnh” thường được người Việt dùng và tri nhận như một từ gốc Hán có nghĩa “ngất đi, không còn khả năng nhận biết”. Chúng ta thường thấy những câu kiểu: “Bị một đòn chí mạng, nó ngã lăn ra bất tỉnh”. Tuy còn phải chứng minh thêm nhưng rõ ràng là chúng ta có thể thấy được phần nào tính phổ biến, sự thông dụng của các yếu tố Hán - Việt trong các thành ngữ gốc Hán có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính ổn định, tính giữ nguyên khối của các thành ngữ Hán - Việt khi đi vào tiếng Việt.
Trường hợp các yếu tố Hán Việt trong thành ngữ Hán - Việt nguyên dạng chưa đủ mạnh để tham gia khối từ vựng tiếng Việt thì người Việt thường
giữ nguyên hình thức kết cấu của thành ngữ gốc, như các trường hợp bình an,
vô sự, lộ diện, bất tỉnh...Đối với những trường hợp thành ngữ mà người Việt
ghi nhận ý nghĩa của nó là một khối nguyên vẹn thì nguời Việt không tách riêng từng yếu tố mà giữ nguyên dạng. Tinh biểu trưng trong nghĩa thành ngữ rõ ràng là phù hợp trong cách lý giải các thành ngữ kiểu này. Hãy xem, các thành ngữ như: Thực mục sở thị; Xuân bất tái lai; Xập xí xập ngầu... người Việt có thể không hiểu được nghĩa riêng của từng yếu tố thực, mục, sở, thị;
xuân, bất, tái, lai hoặc xập, xí, ngầu là gì nhưng khi các yếu tố này kết hợp lại
với nhau trong thành ngữ thì người Việt tri nhận nghĩa của thành ngữ không khó khăn gì. Người Việt, ai cũng có thể hiểu “thực mục sở thị” là “nhìn thấy thật, trực tiếp”; Xuân bất tái lai sẽ được hiểu là “sự tươi trẻ sẽ không trở lại” còn “xập xí xập ngầu” sẽ là “gian lận, khuất tất”. Cũng tương tự như vậy, trong thành ngữ “Hữu danh vô thực” không cần hiểu cụ thể hữu, danh, vô, thực là gì, cũng không cần sự thay đổi bất kỳ nào về cấu trúc và từ ngữ, mà khi đọc lên người Việt vẫn hiểu rõ ý nghĩa: Có danh nghĩa mà không có thực quyền, có tên tuổi, tiếng tăm nhưng thực tế chỉ là hư danh vô thực.